Cà chua từ lâu ai cũng biết rất có lợi cho sức khỏe, rất bổ dưỡng và có nhiều công dụng. Tuy nhiên nếu không biết sử dụng đúng cách có thể ảnh hưởng tới sức khỏe! Vậy ăn cà chua có tốt không? Nên ăn sống hay ăn chín?
Mục lục
Cà chua là quả gì?
Cà Chua là loại thực vật thuộc họ Cà có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Cà chua có thân mềm, thân và gốc được bao phủ bởi nhiều lông tơ mảnh. Quả khi còn non có màu xanh, khi chín có màu đỏ, vàng, tím… đẹp mắt.
Cà chua được trồng tại Nam Mỹ và được mang tới Châu Âu vào năm 1521. Sau đó được lan truyền và trồng trên khắp thế giới. Nhưng đặc biệt phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới và ôn đới. Trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia trồng được cà chua có chất lượng tốt trên thế giới.
Đặc điểm của cây cà chua
Cây cà chua có thân mềm, chiều cao từ 1 – 3 mét. Cà chua thường được trồng leo giàn hoặc bò dưới đất. Quả cà chua còn non có màu xanh, khi chín có nhiều màu sắc khác nhau. Quả có vỏ láng bóng, vị hơi chua nhẹ và nhiều hạt. Đây là loại thực phẩm chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Tùy vào giống cà chua mà cho quả có nhiều kích thước khác nhau. Trên thế giới, Trung Quốc là đất nước có sản lượng cà chua lớn nhất thế giới. Sau đó đến Hoa Kỳ, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập (số liệu 2009)
Giá trị dinh dưỡng của cà chua
Theo phân tích của các nhà khoa học, cà chua là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt là vitamin A, C và K, cùng hàm lượng khoáng chất khác phốt pho, mangan, magiê, kali, đồng,….
Trung bình cứ 100gr cà chua có:
- Nước: 94.52g
- Năng lượng: 18kcal
- Carbohydrate: 3.89g (trong đó đường là 2.63g và chất xơ là 1.2g)
- Chất béo: 0.2g
- Chất đạm: 0.88g
- Vitamin C: 13.7mg
Ngoài ra còn có: 10mg canxi, 0.27mg sắt, 11mg magie, 24mg phốt pho, 237mg kali, 0/17mg kẽm,…
Tác dụng của cà chua đối với sức khỏe
1. Cải thiện thị lực
Trong quả cà chua chứa rất nhiều vitamin A và C. Đây là nguồn cung cấp vitamin tuyệt vời cho cơ thể. Giúp ngăn ngừa bệnh quáng gà và tăng thị lực cho đôi mắt của bạn. Theo các nghiên cứu cho thấy, nhờ hàm lượng vitamin A cao của cà chua có thể ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng. Đây là một bệnh nghiêm trọng có thể dẫn đến mù mắt. Hơn nữa, ăn cà chua có thể giảm nguy cơ đục thủy tinh thể. Do trong cà chua còn có các chất chống oxy hóa như lycopene, lutein và zeaxanthin .
2. Phòng chống ung thư
Ăn nhiều cà chua có thể giúp chống lại ung thư tuyến tiền liệt. Cà chua có chứa hợp chất lycopene với hàm lượng cao. Hợp chất này là một trong những chất chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ mắc phải một số bệnh ung thư. Cà chua cũng có thể giúp giảm nguy cơ một số bệnh ung thư khác như dạ dày, phổi, cổ tử cung, vòm họng, trực tràng, đại tràng, thực quản và ung thư buồng trứng. Tác dụng phòng chống ung thư của cà chua hốt hơn nhiều khi nấu loại quả này với dầu ô liu.
3. Làm sáng da
Cà chua chứa nhiều chất lycopene. Đây là một chất chống oxy hóa mạnh bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và làm cho làn da của bạn ít nhạy cảm với tia cực tím, một trong những nguyên nhân gây ra nếp nhăn ở da. Chà bột cà chua lên làn da thô ráp của bạn giúp se lỗ chân lông, tái tạo và làm săn da mặt.
4. Giảm lượng đường trong máu
Cà chua chứa rất ít carbohydrate nên giúp làm giảm lượng đường trong máu. Một vài nghiên cứu tìm thấy vai trò của các chất chống ôxy hóa trong cà chua bảo vệ thành mạch và thận. Đây là những cơ quan hay bị tổn thương do bệnh tiểu đường. Ngoài ra, cà chua còn chứa crom và chất xơ giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
5. Thúc đẩy giấc ngủ ngon
Với nguồn vitamin C và lycopene dồi dào trong cà chua có thể giúp bạn ngủ ngon hơn. Vì vậy, nếu bạn khó ngủ, hãy bổ sung thêm cà chua vào khẩu phần ăn hằng ngày. Điều này giúp bạn ngủ ngon hơn, giấc ngủ cũng dễ đến hơn.
6. Giữ xương chắc khỏe
Cà chua có chứa vitamin K và canxi giúp giữ cho xương của bạn khỏe mạnh và chống loãng xương. Đây là nguyên nhân của gãy rạn, biến dạng xương dẫn đến khuyết tật.
7. Chữa các bệnh mãn tính
Nhờ các chất chống viêm như carotenoid và bioflavonoid, cà chua có thể làm giảm cơn đau mãn tính. Nếu uống một ly nước ép cà chua mỗi ngày có thể làm giảm nồng độ TNF – alpha trong máu, một sát thủ gây viêm. Ngoài ra, cà chua rất tốt cho những người bị bệnh tim mạch và Alzheimer.
8. Tốt cho mái tóc của bạn
Nhờ các vitamin và chất sắt trong cà chua giúp mái tóc bị hư hỏng và không có sự sống của bạn thêm bóng mượt. Hơn nữa, cà chua có tính axit có thể cân bằng độ pH trong tóc. Do đó, nếu bạn bị gàu và ngứa da đầu, hãy dùng nước ép cà chua tươi thoa lên tóc và da đầu của bạn sau khi gội đầu và rửa lại bằng nước lạnh hoặc ấm sau 4-5 phút. Tuy nhiên bạn không nên sử dụng quá thường xuyên vì axit của cà chua có thể làm khô mái tóc của bạn.
9. Giúp giảm cân
Nếu bạn đang cố gắng giảm vài cân nhất định phải có cà chua trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Vì cà chua chưa rất ít chất béo và không chứa cholesterol. Cà chua chứa rất nhiều chất xơ và nước, do đó sẽ giúp bạn cảm thấy no. Bạn có thể ăn cà chua sống hoặc thêm chúng vào món thịt hầm ăn cùng xà lách, và các thực phẩm ăn uống thân thiện khác.
Cho dù là cà chua tươi, sấy khô, hầm, xay nhuyễn hoặc nước ép, thêm cà chua vào chế độ ăn hàng ngày của bạn và gặt hái tất cả các lợi ích sức khỏe nó mang lại.
Những lưu ý khi ăn cà chua
Cà chua là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng đừng quá lạm dụng cà chua hàng ngày. Vậy hãy lưu ý những vấn đề khi ăn cà chua nhé.
Không nên ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc:
Bởi dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Trong khi đó, cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C. Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic có trong dưa leo.
Không nên ăn hạt cà chua:
Trong đường ruột, hạt cà chua cũng như hạt ổi không tiêu hoá được. Vì vậy, trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, người ta sợ nó lọt vào ruột thừa dễ gây viêm ruột thừa. Ngoai ra, không nên cho trẻ ăn những thực phẩm có nhiều hạt. Đặc biệt là những hạt có kèm theo chất camen dễ gây táo bón. Đối với trẻ nhiều giun thì dễ biến chứng thành thắt ruột do giun, không lợi cho sức khỏe.
Không ăn cà chua khi đói:
Hàm lượng chất pectin và nhựa phenolic chứa nhiều trong cà chua. Do vậy, khi bạn ăn cà chua vào những lúc đói, những chất này có thể phản ứng với axit, ảnh hưởng lớn đến dạ dày. Khi dạ dày tiêu thụ những chất này có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng. Chính vì vậy, không nên ăn cà chua trong khi đói, nhất là đối với những trường hợp giảm béo với cà chua, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng.
Không dùng cà chua nấu chín trong thời gian dài:
Khi sử dụng cà chua đã bị nấu chín kỹ hoặc để trong thời gian dài thì dinh dưỡng và hương vị sẽ bị mất đi. Do đó, khi bạn ăn phải cà chua không còn chất dinh dưỡng. Có thể gây nên tình trạng ngộ độc thực phẩm, không tốt cho sức khỏe.
Không ăn cà chua xanh:
Cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn các yếu tố “alkaloid”. Do đó, nếu tiêu thụ sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác… Thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Còn khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua có tên là “alkaloid” sẽ giảm dần và sẽ biến mất trong cà chua chín đỏ. Vì vậy, với những quả cà chua màu xanh lá cây chưa chín, tuyệt đối không nên thưởng thức.
Không ăn quá nhiều cà chua:
Việc ăn quá nhiều cà chua có thể dẫn tới hiện tượng cơ thể không dung nạp loại thực phẩm này dù chỉ một lượng nhỏ. Nếu tình trạng không được chữa kịp thời, để lâu ngày, bệnh kéo dài sẽ dẫn tới các bệnh nghiêm trọng hơn về đường tiêu hóa như đau dạ dày và bí khí. Triệu chứng của hiện tượng này ở mỗi người là khác nhau. Nếu cơ thể không hấp thụ khoai tây, ớt hay hạt tiêu thì cũng không thể dung nạp cà chua.
Cách chọn mua cà chua ngon
Khi chọn cà chua bạn nên chọn những quả có vỏ đỏ tươi, đều màu. Bên cạnh đó, cũng nên chọn quả nguyên vẹn, không bị trầy xước. Thông thường, bên ngoài vỏ cà chua thường có những nốt nhỏ li ti đều nhau. Cà chua ngon phải chín mọng, hạt bên trong phải màu vàng, thịt cà chua phải màu đỏ.
Nếu bạn ngửi, quả cà chua có mùi thơm dịu nhẹ thì chính là cà chua ngon. Những quả cà chua không có mùi thơm là những quả bị ép chín bằng hóa chất. Tốt nhất là chọn cà chua còn cuống và cuống phải tươi, không bị héo hoặc úng. Đối với cà chua chín cây tự nhiên, phần cuống sẽ dính chặt vào quả hơn. Vì thế, nếu bạn dùng tay kéo nhẹ, cuống không bị rụng dễ dàng thì đó là cà chua ngon.
Món ăn từ cà chua
Nước ép cà chua: Chỉ cần cà chua chín cho vào máy ép ép lấy nước, thêm đường, sữa nếu muốn là có ngay ly nước ép cà chua thơm ngon thanh mát rồi.
Cà chua nhồi thịt sốt cà: Cà chua nhồi thịt là một món ăn không chỉ ngon miệng mà còn ngon mắt. Thịt được nhồi trong cà chua rất mềm, nóng hổi, thấm đẫm nước sốt cà chua. Khi cắn cà chua hòa quyện cùng với thịt, vị chua của cà làm cho món ăn không hề bị ngán. Món này rất thích hợp cho cả trẻ em tới người già đó!
Cá nục kho cà chua thơm ngon: Món ăn trở nên ngon hơn bao giờ hết nhờ miếng cá béo ngậy đậm đà, vị cay nhẹ, ăn cùng cơm trắng thì… hết cả nồi cơm vẫn còn thòm thèm đấy.
Trứng xào cà chua: Món trứng xào cà chua tuy cách thực hiện vô cùng đơn giản nhưng lại là món ăn vừa ngon, vừa cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho cả gia đình.
Thịt heo sốt cà chua: Món thịt heo sốt cà chua thơm ngon, hương vị đậm đà, chua chua ngọt ngọt ăn với cơm vô cùng ngon đấy.
Chả cá sốt cà chua đậm đà: Chả cá giòn dai, kết hợp cùng cà chua hơi chua chua đậm vị. Là món ăn thơm ngon bổ dưỡng tốt cho sức khỏe lại dễ ăn cực kì.
Canh thịt bò cà chua đơn giản: Sự kết hợp tưởng chừng như lạ lẫm lại mang đến cho bạn món ăn ngon miệng cực kỳ. Thịt bò mềm thấm vị, cà chua thanh cùng với cách nêm nếm đậm đà mang đến món ăn ngon miệng cực kì.