Ở Việt Nam, khí hậu mát mẻ của miền núi Đà Lạt là môi trường thích hợp với việc trồng cây dâu tây. Quả dâu tây thường được sử dụng để làm các món tráng miệng. Dâu tây giàu vitamin C và là nguồn cung cấp dồi dào các chất flavonoid cần thiết cho cơ thể. Hiện nay, việc trồng dâu tây tại nhà đang được các bạn trẻ ưa chuộng. Với những quả đỏ tươi ngon, quả trắng bắt mắt, cây dâu tây có thể sử dụng làm cây cảnh nên khiến nhiều người quan tâm. Để trồng cây dâu tây tại nhà không hề khó khăn. Dưới đây chúng tôi chia sẻ cách trồng dâu tây và chăm sóc cây tại tại nhà. Những giống dâu tây chịu nhiệt tốt có thể trồng tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh cùng nóng.
Mục lục
Tiêu chuẩn chọn giống dâu tây chịu nhiệt tốt
Các bạn nên chọn giống cấy mô hoặc cây ngó f1 vì những cây này cho chất lượng tốt nhất đem lại hiệu quả trồng cao nhất. Cây ngó đời f2 trở đi khi trồng sẽ không có khả năng cho trái, chỉ tốt lá, hoặc trái ra rất nhỏ, ít và chua. Vì vậy khi mua cây về trồng các bạn nên chọn mua cây chất lượng. Tránh mua phải cây giá thấp nhưng được tách từ ngó hoặc cây già, cây loại thải của các nhà vườn, hoặc cây đã truyền tay nhau không biết đến đời f bao nhiêu rồi thì rất không đảm bảo về chất lượng cây, chất lượng quả và số lượng quả nữa nhé dù các bạn có chăm sóc tốt đến đâu .
Thời vụ và mật độ trồng cây dâu tây
Các bạn có thể trồng dâu tây tất cả các mùa trong năm nếu bạn có nhà màng che mưa.
Trồng ngoài trời vào mùa mưa không tốt cho cây dâu tây.
Thời vụ xuống cây giống dâu tây từ tháng 3 đến 8 trong năm. Thời vụ thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 3 sang năm.
Khoảng cách giữa các cây tùy thuộc vào mục đích trồng của bạn. Nếu trồng làm kiểng khoảng cách giữa các cây 10-15cm( nhưng chú ý bổ sung đủ dinh dưỡng). Nếu trồng lấy trái với điều kiện đất rộng thì khoảng cách giữa các cây là 30-50cm
Làm đất và đào hố trồng cây dâu tây
Để trồng cây dâu tây tươi tốt, mọi người nên dùng loại đất tơi xốp. Các bạn có thể dùng đất thịt và thỉnh thoảng xới đất cho cây. Ngoài ra, có thể dùng đất thường trộn thêm phân bón và xơ dừa, để đất tơi xốp lâu, luôn luôn ẩm, giữ ẩm tốt, nhiều chất dinh dưỡng, có thể bón phân bổ sung định kỳ.
Phân bón cho cây dâu tây
+ phân bón dùng để trộn lẫn một ít phân bón vi sinh Bigben với đất trước khi trồng cây.
+ phân bón bổ sung cho cây, nên sử dụng các loại phân bón đủ các yếu tố vi lượng cây dâu cần dùng. Đối với các bạn muốn có vườn dâu đạt hiệu quả tốt nhất và ít bệnh các bạn có thể sử dụng phân bón vi sinh Bigben để có vườn dâu thật tốt.
+ Lưu ý: khi bón cho cây dâu tây bằng phân vi sinh Bigben. Cách khoảng 7-12 ngày các bạn bón một lần như vậy sẽ đạt hiệu quả tốt nhất giúp cây phòng bệnh tốt nhất.
Đối với phân NPK, các bạn nên chọn loại NPK 20-15-20 để bón bổ sung cho cây 20 ngày 1 lần.
Định kỳ phun phân bón lá 1 tháng 1 lần giúp lá to khỏe , cây phát triển tốt nhất.
Kinh nghiệm cho bạn khi chăm sóc cây giống dâu tây chịu nhiệt
– Tưới 250ml nước vào buổi sáng và chiều tối. Các bạn nên kiểm tra độ ẩm trước khi tưới.
– Vị trí để cây thích hợp: Đặt chậu trong mát, dưới bóng râm, thích hợp nơi hành lang, lan can nhà…đảm bảo nắng ít nhất 4h mỗi ngày.
– Bón phân hữu cơ sinh học mỗi tuần, sau đợt thu trái. Trừ nấm bệnh.
– KHÔNG tưới nước trực tiếp lên hoa. Hạn chế phun nước lên lá.
– KHÔNG để nắng chiếu trực tiếp vào cây với thời gian dài.
=>>> Xem thêm: Kinh nghiệm trồng dưa hấu Nam Mỹ sai quả đơn giản ngay tại nhà