Thược Dược được xem là một trong những loại hoa truyền thống được trồng để trưng bày trong dịp Tết Nguyên Đán. Vì vậy mỗi khi tết đến xuân về mọi người đều thi nhau trồng hoa Thược Dược. Tuy nhiên nếu không có kinh nghiệm, không nắm được kỹ thuật trồng và chăm sóc thì cây hoa thược dược sẽ không kịp nở vào đúng Tết. Với bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn kỹ thuật trồng và chăm sóc nhé.

Tìm hiểu cây hoa thược dược

Cây hoa thược dược có nguồn gốc ở mexico và có tên khoa học là Dahlia. Thược dược là giống cây hoa có tốc độ phát triển cực kỳ nhanh, thân cây rỗng bên trong. Đây là dòng cây thân thảo mọng nước và ra hoa nhiều. Khi hết mùa, cây sẽ hình thành củ dưới gốc, vì thế ta có thể nhân giống cây con từ củ của cây.

Cây hoa thược dược có 2 loại khác nhau trên thị trường. Đó là giống hoa thược dược đơn và giống hoa thược dược kép. 

cách trồng và chăm sóc cây hoa thược dược ra bông đúng tết

Thược dược đơn có cánh đơn, số lượng hoa ít, không đa dạng về màu sắc và rất nhanh tàn

Thược dược kép có nhiều cánh hoa, màu sắc đa dạng hơn. Chính vì vậy cây hoa thược dược kép được trồng với số lượng lớn và được nhiều gia đình yêu thích.

Ý nghĩa của cây hoa thược dược

Thược dược là giống hoa đẹp, biểu tượng cho tình yêu, tình bạn trong cuộc sống. Là biểu tượng cho sự chung thủy, trường tồn của tình yêu. Đối với những ai đã và đang yêu thì việc trồng hoa thược dược trước nhà thì ngoài việc làm đẹp cho khu vườn của bạn mà còn thể hiện tình yêu đôi lứa.

Chính điều này đã làm cho bạn trở nên khác biệt và hấp dẫn hơn với ngôi nhà xinh đẹp cùng tạo nên nét đẹp độc đáo.

>>> Xem thêm: Kỹ thuật trồng hoa vạn thọ ra bông đúng tết mà bạn không thể bỏ qua

Đặc điểm sinh trưởng của cây hoa thược dược

Cây hoa thược dược sinh trưởng trong nhiều môi trường sống khác nhau. Do vậy để cho cây nhanh phát triển ta lựa chọn nơi có nhiều ánh sáng để trồng. Nhờ vậy cây quang hợp tốt hơn. Cây thích hợp  khi trồng trên nền đất có độ tơi xốp cao. Khi đó hoa sẽ to hơn và đẹp hơn, nhiều màu sắc hấp dẫn.

Cây hoa thược dược ưa sống ở môi trường nhiệt độ lạnh. Vì vậy, vào mùa đông thì cây hoa thược dược đua nhau phát triển. Hoa cây thược dược có rất nhiều màu sắc khác nhau như: màu vàng chanh, vàng sậm, tím lợi, tím sậm, nâu sậm, nâu đốm sọc trắng, đỏ, đen, … chính vì vậy mà bạn nên trồng hết tất cả các màu sắc để có vườn hoa thược dược thật đẹp.

cây hoa thược dược kép

7 bước cơ bản khi trồng và chăm sóc cây hoa thược dược ra bông đúng tết

Cách nhân giống cây hoa thược dược

Việc nhân giống để trồng bạn có thể nhân giống bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên có 2 phương pháp nhân giống được rất nhiều người sử dụng đó là nhân giống từ củ và giâm cành. với mỗi cách nhân giống sẽ có ưu điểm và khuyết điểm khác nhau.

Nhân giống cây hoa thược dược bằng cành

Để có được cây hoa thược dược nhanh lớn và phát triển tốt, nhanh ra hoa. Bạn cần lựa chọn cây bố mẹ khỏe mạnh, cành giâm là cành bánh tẻ, không quá già và không quá non. Cây bố mẹ không bị sâu hay bị vấn đề gì cả, với chiều dài của mầm non từ 6-8cm, có từ 3-4 lá xanh tốt.

Sau khi đã lựa chọn được cành để nhân giống thì tiến hành cắt cành. Các bạn nên cắt cành vào buổi sáng và đem đi xử lý ngay. Nhằm để cây không bị mất nước sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cây. Để việc giâm cành thuận lợi có thể sử dụng các loại thuốc kích thích ra rễ như Atonk. Chú ý pha theo liều lượng được ghi trên vỏ của gói thuốc và tiến hành ngâm từ 5-10 phút. Sau đó vớt ra để ráo ở chỗ mát.

Bạn có thể giâm cành vào trong cát hoặc trong đất. Nếu nhân với số lượng lớn thì ta nên giâm vào cát, vì cát giúp giữ độ ẩm tốt hơn. Cành sau khi giâm được từ 10-15 ngày thì bộ rễ đã bắt đầu phát triển tốt. Bạn có thể trồng lên chậu hoặc vị trí mà bạn muốn trồng và tưới nước thường xuyên. Khi thấy cây ra được từ 2-3 lá thì ta có thể trồng cây ra vườn được rồi nhé.

>>> Xem thêm: Cách chăm sóc cây dâu tây đúng kỹ thuật siêu trái

Nhân giống cây hoa thược dược từ củ

Việc nhân giống từ củ là cách được sử dụng từ rất lâu rồi. Khi cây ra hoa và tàn dần thì củ sẽ được hình thành và to lên. Củ cây hoa thược dược có thể to bằng cu khoai. Khi cây đã tàn thì tiến hành đào củ và để nơi thông thoáng chờ đến mùa sau để trồng. Thời điểm nhân giống là tháng 8, khi củ bắt đầu nảy mầm thì mang củ ra vùi xuống đất cho mầm phát triển. Bạn cần sử dụng lưới che để hạn chế ánh nắng ảnh hưởng tới cây. Ngoài ra không nên nước tưới quá nhiều vì củ rất dễ bị thối.

củ cây hoa thược dược

Cách trồng, chăm sóc cây hoa thược dược để cây ra bông đúng tết

Khi cây hoa thược dược được từ 5-7 lá thì bạn bắt đầu bón phân cho cây. Cây hoa thược dược là cây phát triển rất nhanh. Lượng phân bón dùng cho cây chủ yếu là phân chuồng hoai mục và các loại phân vi sinh như NPK. Lượng đạm có trong phân giúp cho cây và bộ lá của cây phát triển thêm.

Lượng phân bón cho 1.000 m2 

– 1,5 tấn phân chuồng hoai + 30kg bánh dầu

– NPK 20-20-15: 15 kg

– DAP: 2 kg

– Supe lân/Lân vi sinh: 20 kg

– Kali Clorua: 5 – 7 kg

– Có thể bổ sung chế phẩm sinh học

Cách bón phân cho cây:

– Bón lót: 100% phân chuồng hoai + 100% Lân + 100% bánh dầu.

– Bón thúc đợt 1: 8 – 10 ngày sau trồng 2 kg DAP tưới vào gốc + chế phẩm sinh học (theo khuyến cáo) + 5 kg NPK.

– Bón thúc đợt 2: 18 – 20 ngày sau trồng 5 kg NPK + 3 – 4 kg KCI.

– Bón thúc đợt 3: 35 – 37 ngày sau trồng 5kg NPK + 2 – 3 kg KCI + chế phẩm sinh học (theo khuyến cáo).

Vào những ngày nắng nóng thì ta nên tưới ngày 2 lần giúp cây giữ âm tốt hơn. Đặc biệt nhỏ cỏ thường xuyên và cần bấm ngọn để cho cây không bị cao. Đồng thời khi bấm ngọn còn giúp cây ra nhiều nhánh hơn và giúp ra nhiều hoa hơn.

Phòng bệnh đốm lá trên cây hoa thược dược

Khi cây hoa thược dược phát triển thì có loại sâu bệnh bắt đầu tấn công và làm hại cây. Vì vậy, để giúp cho cây sinh trưởng, phát triển tốt hơn về thời gian lâu dài bạn cần phòng bệnh cho cây.

Khi thời tiết chuyển mưa nhiều, nóng nhiều, độ ẩm không khí tăng cao thì bệnh đốm lá xuất hiện trên lá cây thược dược. Các loại nấm sẽ xuất hiện trên lá và phát triển với tốc độ nhanh. Biểu hiện là lá cây xuất hiện vết chấm vàng nhỏ, lan rất nhanh và tạo thành đốm đen. Để phòng trừ bệnh đốm lá bạn có thể sử dụng dung dịch Bocdeaux 0,5% hoặc Zineb 0,1%.

Bệnh thối rễ

Bệnh thối rễ thường gặp phải khi thời tiết mưa nhiều hay đất quá nén. Để xử lý tình trạng này bạn có thể dùng các biện pháp như khơi đông đất hoặc di chuyển cây tới vị trí cao ráo hơn. Ngoài ra nên sử dụng các loại thuốc kích thích ra rễ để giúp cho cây có bộ rễ mới hơn.

Bệnh nhện đỏ và rệp ống

Bệnh nhện đỏ và bệnh rệp ống thường xuyên có mặt ở rất nhiều loài cây. Khi cây xuất hiện nhện đỏ và rệp ống sẽ chích hút nhựa, làm khô cành, héo lá. Để loại nhện đỏ và rệp ống ta có thể sử dụng Comite, Nissorun 5 EC… để phun phòng trừ.