Ớt chuông còn gọi là ớt sừng hay còn gọi là “ ớt ngọt ” hoặc là một trong những loại cây rau củ giá trị có hàm lượng trong vitamin-A, C . Ớt chuông có nhiều màu sắc khác nhau như xanh, vàng, đỏ, thường được trồng ở các vùng khí hậu ôn hòa. Ớt chuông không có vị quá cay, thích hợp cho mọi đối tượng sử dụng, còn rất bổ cho thị giác. Ớt chuông trồng không hề khó nhưng trồng và chăm sóc như thế nào. Để cây ớt chuông ra sai quả, mọng nước và nhiều thịt lại là cả một kỹ thuật. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ thuật trồng ớt chuông cơ bản đơn giản, dễ thực hiện tại nhà nhé!

Khí hậu thích hợp để trồng ớt chuông

Ớt chuông về cơ bản là một cây trồng mùa mát và nhiệt độ ban ngày dưới 30°C là thuận lợi cho sự phát triển của cây và đạt năng suất. Ngày nay, với sự ra đời của một số giống lai tốt với khả năng thích nghi rộng hơn, nó có thể được trồng thành công ở nơi có khí hậu ấm áp. 

Nhưng nhiệt độ quá cao làm cây phát triển nhanh và ảnh hưởng đến sự  năng suất đậu trái và chất lượng trái . Nhiệt độ từ 25-28oC vào ban ngày và 18-20oC vào ban đêm là điều kiện lý tưởng cho cây ra hoa và đậu trái.

Kỹ thuật trồng ớt chuông

Thời gian ươm cây non và thời gian trồng

Vụ Đông – Xuân: ươm hạt giống vào tháng 8, tháng 9 để chuẩn bị cây con trồng vào tháng 10 → thu hoạch vào tháng 1 – 2 năm sau.

Vụ Xuân – Hè: ươm hạt giống vào tháng 12 để chuẩn bị cây con trồng vào tháng 1 → thu hoạch vào tháng 3 – 4.

Vụ Xuân – Hè thường cho năng suất thấp vụ Đông – Xuân vì trong thời gian này cây ớt chuông dễ bị sâu bệnh hơn.

Kỹ thuật trồng ớt chuông cơ bản tại nhà

Đất trồng ớt chuông được cày xới tơi xốp và sau đó tạo thành luống cao 30 đến 40cm, có chiều rộng 75cm và chừa khoảng trống 45cm giữa hai luống. 

Trước khi tạo luống, nên bón lót phân hữu cơ hoặc phân trùn quế cùng với cát, mùn cưa (10kg trên m2). Luống đất nên được tẩm hợp chất hữu cơ formaldehyde (4 lít/m2) và phủ tấm polythene trong 3-5 ngày. Sau đó bỏ tấm polythene đi; các luống được xới nhiều lần mỗi ngày trước khi trồng.

Kỹ thuật trồng ớt chuông

Các cây con đã sẵn sàng sẽ được trồng với khoảng cách giữa các cây là 40cm và Khoảng cách hàng đến hàng là 50cm. Trước khi trồng, cây con nên được phun Imidacloprid (0,3 mVl) để ngăn chặn sự xâm nhập của sâu bệnh.

Khi cây có quá nhiều quả, cần loại bỏ bớt một số quả, để thúc và đảm bảo chất lượng quả ớt chuông tốt nhất. Thao tác này được gọi là tỉa hoa quả. Việc tỉa quả được thực hiện khi quả có kích thước bằng hạt đậu. Việc cắt tỉa trái này thường được kiểm tra và thực hiện thường xuyên nhằm tăng kích thước của trái ớt khi thu hoạch, do đó tăng chất lượng sản xuất.

Cây ớt chuông nên được cắt tỉa sao cho có 2-4 nhánh mỗi cây. Tỉa cành nên được thực hiện cách nhau hàng tuần, bắt đầu từ 15-20 ngày sau khi cấy.

Kỹ thuật chăm sóc ớt chuông sau khi trồng

Tưới nước cho cây và kiểm tra độ ẩm phù hợp cho ớt chuông hàng ngày. Lưu ý nếu trồng trong một chậu có kích thước tròn. Bạn chỉ nên trồng một cây ở chậu bé, 2-3 cây ở chậu lớn. Đối với chậu có kích thước dài. Nên đảm bảo khoảng 20-30 cm. Để cây ớt nhà bạn sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Kỹ thuật trồng ớt chuông

Phân bón chỉ sử dụng phân chuồng ủ mục và phân vô cơ, tuyệt đối không dùng phân tươi. 

Lượng phân bón khuyến nghị cho một 1.000m2 (1 sào đất) là: 2,5 tấn phân chuồng ủ mục, 15kg phân đạm, 10kg phân lân, 15kg kali.

Bón lót trước khi trồng: toàn bộ phân chuồng + 10kg lân + 3kg đạm + 4,5kg kali.

Bón thúc:

  • Lần 1 khi cây hồi xanh: 1,5kg đạm.
  • Lần 2 khi cây ra nụ: 3kg đạm + 3kg kali.
  • Lần 3 cây ra quả rộ: 4,5kg đạm + 4,5kg kali.
  • Lần 4 sau thu hoạch đợt 1: bón số phân còn lại.

Có thể dùng nitrat amôn, sulfat amôn thay cho urê, clorua kali thay cho sulfat kali hoặc các phân hỗn hợp, phức hợp NPK với liều lượng nguyên chất tương đương.

Bỏ thêm rơm rạ ẩm xung quanh gốc cây, nhổ cỏ dại. Chăm chỉ bắt sâu cho cây, xới đất vun gốc. Bón phân trung bình mỗi tháng một lần.

Thu hoạch và sản lượng

Nếu bạn chăm sóc tốt khoảng 2 tháng sau khi trồng ớt chuông sẽ ra hoa. Hoa ớt nhỏ xinh xinh giúp cây trồng nổi bật và dễ thương. Khi được đặt ngay ban công hay trước thềm nhà. Thu hoạch quả ớt bắt đầu từ ngày 60 kể từ ngày trồng đối với ớt chuông màu xanh. Và 80-90 ngày đối với ớt chuông lai màu vàng và đỏ. Việc thu hoạch tiếp tục cho đến 170-180 ngày với ớt màu xanh. Và đến 200-250 ngày đối với ớt màu đỏ và vàng.

Kỹ thuật trồng ớt chuông

 Chỉ với vài kỹ thuật cơ bản bạn đã có thể trồng ngay một chậu ớt chuông tại nhà rồi. Chúc các bạn thành công!