Ớt chuông là loại quả chứa nhiều chất dinh dưỡng nên ngày càng được trồng phổ biến. Cây ớt chuông không chỉ cho quả để chế biến món ăn mà còn có tác dụng làm cây cảnh trang trí. Bài viết dưới đây, Nông Nghiệp 4K chia sẻ đến các bạn cách trồng và chăm sóc ớt chuông trong chậu cho trái chuẩn nhà vườn nhé.

Ớt chuông là gì?

Ớt chuông hay còn gọi là ớt ngọt có tên tiếng Anh là Bell Pepper. Thuộc loài Capsicum Annuum bắt nguồn từ Mexico, Trung Mỹ, và phía Bắc Nam Mỹ. Tuy nhiên hiện nay ớt được trồng phổ biến khắp thế giới với mục đích ẩm thực. Và Châu Á là nơi loài cây này rất phát triển vào những năm gần đây.

trồng ớt chuông trong chậu
ớt chuông là gì?

Đây là loại cây hàng năm, từ một gốc có thể phát triển thành bụi cây nhỏ gọn thẳng và đặc biệt là tương đối cao lớn hơn các loại ớt thông thường, một cây ớt chuông khi trưởng thành có thể đạt chiều cao tối đa tới 4m. Lá ớt chuông màu xanh hình mũi mác, có lông ở thân và trên bề mặt của lá.

Ớt chuông cũng được trồng ở vùng nhiệt đới nhưng ở các vùng ôn đới lạnh, chúng cũng được trồng hàng năm.Đây một loại thực vật chứa rất nhiều vitamin A, vitamin C và nhiều loại chất dưỡng chất khác. Đây là loại quả có lượng vitamin C kỷ lục. Cứ 100g ớt có chứa 120mg vitamin C. Lượng vitamin C này gấp 2,5 lần so với trái cam.

Ngoài ra, nó còn được biết đến nhờ sự đa dạng màu sắc mà không phải loại ớt nào cũng có. Từ đó góp phần tạo nên những món ăn hấp dẫn hơn bao giờ hết. Ớt chuông được sử dụng thường xuyên trong bữa ăn của mỗi gia đình

Đặc điểm của ớt chuông

– Xét về mặt thực vật học thì ớt chuông được liệt vào hàng trái cây. Tuy nhiên khi nấu ăn nó lại được xem như một loại rau quả. Nó thường mọc thành bụi và có khả năng sinh trưởng tốt trong suốt tất cả các mùa trong năm.

– Quả có hình bầu dục (khá giống chiếc chuông), vỏ ngoài tương đối giòn có vị ngọt dịu đặc trưng.

– Ớt chuông có ba màu chính: vàng, đỏ và xanh và khó tìm hơn là những loại ớt có màu nâu, trắng, hoặc là màu tím sẫm.

– Ớt chuông xanh có vị ngọt ít kèm theo hậu hơi đắng hơn so với những loại ớt chuông vàng hoặc cam và ớt chuông đỏ là loại ngọt nhất. Ớt chuông càng ngọt khi được chín trên cây rồi mới thu hoạch.

Công dụng của ớt chuông đối với sức khỏe

Phòng chống thiếu máu

 Công dụng đầu tiên vô cùng quan trọng không thể không kể đến mà ớt chuông đem lại chính là phòng chống bệnh thiếu máu. Có thể bạn chưa biết một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu là do thiếu sắt. Các triệu chứng chính của bệnh là suy nhược và mệt mỏi.

 Trong khi đó, ớt chuông đỏ không chỉ là một nguồn cung cấp chất sắt dồi dào mà chúng còn đặc biệt giàu vitamin C. Giúp tăng khả năng hấp thụ sắt từ ruột của bạn. Trên thực tế, một quả ớt đỏ cỡ vừa có thể chứa 169% RDI cho vitamin C.  Do đó, khi bạn ăn ớt chuông sống cùng với thực phẩm giàu chất sắt như thịt hoặc rau thì bạn đã có thể giúp tăng lượng sắt dự trữ trong cơ thể và giảm nguy cơ thiếu máu.

trồng ớt chuông trong chậu

Tăng cường trao đổi chất

Ớt chuông là loại quả giúp giảm cân cực kỳ hiệu quả nhờ chứa rất ít năng lượng. Ăn loại quả này giúp tăng cường trao đổi chất nhờ hạ thấp nồng độ triglyceride. Một dạng mỡ trong máu mà nếu tăng bất thường sẽ gây ra hội chứng trao đổi chất.

Ngoài ra, ớt chuông cũng giúp ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa nhờ tiết dịch tiêu hóa. Chất chống oxy hóa Các gốc tự do có mặt trong cơ thể sẽ gây hại tế bào, tổn thương thần kinh và mạch máu.

Ngừa ung thư

Người ta tin rằng các hợp chất capsaicin trong ớt chuông có khả năng điều trị ung thư bằng cách ngăn chặn chất gây ung thư kết nối với ADN. Ớt chuông có khả năng ngăn chặn các tế bào ung thư và tiêu diệt chúng.

Theo các nhà nghiên cứu cho biết, có một loại chất chống oxy hóa được gọi là lycopene tồn tại trong ớt chuông đỏ. Nó là một loại carotenoid giúp chống lại các gốc tự do có được từ việc tiếp xúc với chất độc tự nhiên môi trường.

 Vì vậy, sử dụng ớt chuông vào thực đơn ăn uống của bạn sẽ giúp cung cấp cho cơ thể của bạn một lượng lớn Lycopene cũng có thể giúp ngăn ngừa một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.

 Ngoài các công dụng trên thì việc dùng ớt chuông cũng có rất nhiều tác dụng khác mà bạn không ngờ tới như làm đẹp tóc và da, có tác dụng tốt lên hệ thần kinh, giúp giảm lo âu…

Xem thêm: Bật mí cách trồng hành tím trong nhà đơn giản dễ trồng cho năng suất cao

Kỹ thuật trồng ớt chuông trong chậu

Trồng ớt chuông trong chậu không những vừa làm chậu cây trang trí, vừa có thể giúp bạn thu hoạch những trái ớt tươi ngon để phục vụ cho các bữa ăn của gia đình bạn! Trồng ớt chuông trong chậu có dễ dàng. Điều đầu tiên bạn phải làm là mua cây từ vườn ươm hoặc phát triển nó từ hạt.

Chuẩn bị đất 

 Đối với ớt chuông thì bạn nên chọn đất tơi xốp, đặc biệt là phải khả năng giữ nước và thoát nước tốt. Bạn có thể phối trộn đất theo công thức 3 đất sạch : 3 phân trùn quế : 2 giá thể trấu hun : 2 giá thể mụn dừa.

 Sau khi trộn giá thể trồng bạn có thể bổ sung thêm chế phẩm nấm Trichoderma để tăng cường hệ vi sinh có lợi trong đất, hạn chế được một số nấm bệnh, giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh.

 Trong trường hợp bạn quá bận rộn thì có một giải pháp vô cùng tuyệt vời để tiết kiệm thời gian và công sức của bạn đó chính là bao đất sạch hữu cơ chuyên rau củ quả đã được phối trộn đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu.

 Đồng thời nếu nhà bạn ở phố và bạn chỉ có thể trồng rau trên sân thượng hay bạn công thì bạn cần phải chuẩn bị thùng xốp hoặc chậu trồng có kích thước lớn, đường kính tầm 50cm độ sâu khoảng 50cm như chậu vuông cỡ đại, chậu Aquaponics chuyên trồng rau củ quả, cây ăn trái hiện đang phổ biến hiện nay… tuy nhiên phải là chậu có lỗ để cây có thể thoát nước tốt tránh ngập úng.

 Sau đó cho tất cả chỗ đất đã chuẩn bị vào trong chậu, chú ý là không cho quá đầy để khi trồng đất không bị đổ ra ngoài và chúng ta cũng dễ dàng chăm sóc hơn.

 Chuẩn bị giống

 Để có thể sở hữu một chậu ớt chuông vô cùng xanh tốt, trĩu quả. Ngoài các thao tác trồng và chăm sóc thì công việc chọn giống cũng vô cùng quan trọng. Ông bà ta thường nói “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Hạt giống chính là linh hồn để tạo nên thành quả của bạn.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống ớt chuông với nhiều màu sắc quả khác nhau, tùy theo sở thích và điều kiện mà bạn có thể lựa chọn hạt giống phù hợp. Tuy nhiên bạn nên chọn mua ở cửa hàng uy tín để đảm bảo chọn được hạt giống có chất lượng và tỉ lệ nảy mầm cao.

 Ngoài ra bạn cũng có thể lấy hạt từ quả đã mua ngoài chợ. Chú ý phải chọn những quả đã chín chuyển màu sang đỏ hay vàng, mập mạp, khỏe, hạt chắc mẩy. Tuy nhiên với cách làm này thì tỉ lệ nảy mầm của hạt tương đối thấp và chất lượng cây khi mọc cũng không được đảm bảo.

 Tiến hành trồng ớt chuông trong chậu

 Sau khi đã chọn được hạt giống ưng ý thì bạn đem hạt giống đi ngâm từ 8 – 12 giờ. Để kích thích hạt giống ra rễ nhanh và đồng đều thì bạn có thể pha thêm các loại phân bón kích thích mọc mầm như Atonik, Comcat, Litosen… 

 Sau đó vớt ra rửa sạch đem ủ trong khăn ẩm 12 giờ và phải luôn giữ độ ẩm cho khăn. Khi thấy hạt có dầu hiệu nảy mầm thì đem gieo ngay.

 Giá thể ươm hạt bạn có thể sử dụng giá thể mụn dừa, giá thể trấu hun… Sau đó bạn cho giá thể vào khay ươm hạt đã chuẩn bị, đặt hạt vào giữa các lỗ rồi phủ nhẹ lại bằng giá thể ươm.

trồng ớt chuông trong chậu

 Khi cây lên cao 10-15 cm, thân đã khá cứng cáp thì đem trồng ra đất trồng đã chuẩn bị. Cuối cùng bạn tưới nước giữ ẩm rồi đặt ở vị trí thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Cách chăm sóc cây ớt chuông sau khi trồng trong chậu

Tưới nước

Ớt chuông là giống cây trồng cần khá nhiều nước nên luôn phải giữ ẩm cho đất. Sau khi trồng, cần tưới nước ngay, đồng thời duy trì lượng nước tưới hàng ngày. Tưới nước đều đặn mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều mát là tốt nhất.

Khi tưới thì chú ý nếu đất khô mới tưới thêm nước. Nếu chậu ngập nước lâu, nước đọng nhiều sẽ tạo điều kiện phát sinh mầm bệnh hại cây. Tránh làm ướt lá khi tưới nước cũng là tránh cho cây bị nhiễm nấm.

Làm cỏ dại và tỉa cành cây

Trong quá trình chăm sóc ớt chuông, nhổ cỏ cho cây là rất cần thiết. Thường xuyên làm sạch cỏ dại giúp đất sạch sẽ và thông thoáng, tập trung dưỡng chất nuôi cây.

Đồng thời, cần phải cắt tỉa cành, chỉ để lại 3 – 4 nhánh mỗi cây. Để cây ớt chuông tập trung phát triển những cành chính. Trong thời kỳ đầu, cây cao khoảng 15 – 20cm, nên cắt tỉa ngọn để chúng phân nhánh nhiều hơn. Sau khi cấy cây khoảng 20 ngày, có thể thực hiện tỉa cành, mỗi lần tỉa cách nhau hàng tuần.

Với những lá già, lá héo úa cũng phải cắt tỉa bớt, chỉ để lại những lá xanh tươi. Nếu cành, lá quá nhiều hay bị nhiễm bệnh thì cũng phải cắt tỉa và loại bỏ. Nếu xuất hiện hoa sớm thì phải cắt đi để không ảnh hưởng đến năng suất sau này.

trồng ớt chuông trong chậu

Ngoài ra, nếu cây có quá nhiều quả hay quả có dấu hiệu sâu bệnh. Cần loại bỏ bớt để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Việc tỉa quả ớt chuông chỉ nên thực hiện vào thời gian quả có kích thước bằng hạt đậu. Tiến hành kiểm tra và thường xuyên tỉa quả giúp tăng kích thước và chất lượng quả ớt chuông khi thu hoạch.

Cách bón phân cho ớt chuông trồng trong chậu

Cây ớt chuông cần nhiều chất dinh dưỡng nên bạn cần chú ý chăm bón cho cây. Lượng phân bón phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của cây và độ dinh dưỡng của đất trồng. Mỗi lần bón phân thì kết hợp vun xới và làm cỏ, và cần chú ý khoảng cách giữa các đợt bón phân.

– Sau khi cấy cây khoảng 2 tuần, có thể bón lót đợt đầu tiên bằng phân hữu cơ, phân trùn quế, phân bò, phân NPK,…

– Đợt thứ 2 bón sau khoảng 12 – 15 ngày tính từ đợt đầu tiên.

– Đợt thứ 3 sau đợt 2 từ 25 ngày – 1 tháng. Thường là khi ớt chuông vào giai đoạn thu hoạch lần đầu. Lúc này bón phân và vun gốc cho đất tơi xốp, để đợt sau cây cũng ra nhiều quả.

Phòng trừ sâu bệnh hại

Muốn chăm sóc ớt chuông hiệu quả, năng suất cao, quả chất lượng. Bạn cần thường xuyên kiểm tra các dấu hiệu sâu bệnh hại để kịp thời diệt trừ. Một số loại sâu hại và bệnh mà cây ớt chuông gặp phải như:

– Nhện trắng: gây hiện tượng xoăn lá, xoăn ngọn

– Ruồi trắng: kích thích sự phát triển của nấm mốc

– Rệp: thường xuất hiện trên các ngọn hoặc lá vào cuối tháng 4 – đầu tháng 5

– Bệnh sương mai: phát sinh từ mép lá, sau đó lan nhanh ra phá hoại tất cả bộ phận của cây.

– Bệnh thán thư: gây thối quả hàng loạt

Trồng ớt chuông trong chậu cần chăm sóc và tránh các loại rệp vì chúng là kẻ thù số một.

Một số lưu ý về cách phòng trừ sâu bệnh hại cho cây ớt chuông:

– Đất trồng đã được xử lý mầm bệnh trước khi gieo hạt, trồng cây con.

– Kiểm soát điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, ánh sáng,…), chế độ tưới nước, lượng phân bón phù hợp, cân đối.

– Thường xuyên vệ sinh cỏ dại xung quanh.

– Nếu sâu hại chưa nhiều, có thể tiêu diệt thủ công bằng cách bắt sâu vào buổi sáng hoặc chiều mát.

– Loại bỏ sớm những bộ phận bị nhiễm bệnh, tránh ảnh hưởng đến các bộ phận khác.

– Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng bệnh, đúng lúc, đúng liều lượng.

Thu hoạch ớt chuông trồng trong chậu

Ớt chuông đã sẵn sàng cho thu hoạch 60-90 ngày sau khi trồng. Bạn có thể thu hoạch chúng khi chúng có màu xanh lá cây khi chúng đạt đến kích thước đầy đủ và duy trì ổn định. Nếu trái chín, màu sắc sẽ thay đổi thành màu cam, màu vàng hoặc đỏ. 

Ớt chuông thường được sử dụng khi quả còn xanh, nếu quả đã già thì ăn không ngon. Tuy nhiên, nếu thu quá non thì thịt quả mỏng, không ngon và làm giảm năng suất, thu già cũng kém chất lượng. Khi nhìn thấy vỏ quả trở nên bóng, ấn vào quả thấy cứng tay, nghe có tiếng “pop” là đạt kích thước tối đa có thể thu hoạch.

Chỉ với vài bước đơn giản bạn đã có thể trồng ớt chuông trong chậu tại nhà rồi. Còn chần chờ gì nữa mà không cùng bắt tay vào trồng ớt chuông đi nào. Chúc các bạn thành công!