Dưa pepino có tên tiếng anh là “sweet cucumber”, hay “pepino dulce” theo tiếng Tây Ban Nha. Được biết đây là một loài cây bụi thường xanh thuộc họ Cà Solanaceae. Cây có nguồn gốc từ vùng đất Nam Mỹ và được trồng chủ yếu để lấy quả. Dưa pepino là loại cây thu hoạch ngắn và năng suất cao nên được nhiều bà nội trợ ưa trồng. Loại dưa này tại Việt Nam được trồng nhiều ở Đà Lạt hoặc các vùng núi cao không khí lạnh tại phía Bắc.
Mục lục
Nguồn gốc dưa pepino
Dưa pepino có nguồn gốc từ dãy núi Andes Nam Mỹ, nơi nó là trung tâm của chế độ ăn uống của người Inca trong thời kỳ tiền Colombia. Nhiều bình hình pepino, bùa hộ mệnh và đồ trang trí khác đã được khai quật từ các di chỉ của người Inca. Vào thời điểm người Tây Ban Nha đến, loại cây này đã phổ biến khắp đế quốc Incan, bao gồm Peru, Ecuador, bắc Chile và một phần của Bolivia (Prohens).
Pepino cũng gây ấn tượng lớn đối với người Tây Ban Nha, những người đã phổ biến loại quả này khắp Nam và Trung Mỹ. Pepino được du nhập rộng rãi vào châu Âu vào thế kỷ 18, lan rộng từ Tây Ban Nha sang các nước khác. Pepino cũng được trồng ở California và Florida vào cuối thế kỷ 19. Kể từ đó, nó đã trở thành một loại cây thương mại quan trọng ở New Zealand, Chile và California và là một loại trái cây đặc biệt phổ biến ở Nhật Bản. Vài năm gần đây, dưa du nhập vào Việt Nam và được ưa chuộng bởi hình dáng, màu sắc và mùi vị đều rất lạ và độc đáo.
Đặc điểm dưa pepino
Dưa hấu Pepino là loại cây dây leo có da trơn láng mịn, loại dưa này không có cùi dày mà chỉ có một lớp vỏ rất mỏng. Pepino có mùi thơm nhè nhẹ.Khi dưa chín lớp vỏ mịn màng của nó sẽ chuyển dần từ màu xanh sang màu vàng nhạt, có sọc màu tím khi chín.Trái nhỏ khoảng 200 – 300 gram, hình oval khi bổ dưa ra thấy bên trong ruột vàng ruộm, cùi dày, không có hạt hoặc hạt nhỏ li ti có thể ăn được.
Hoa của dưa Pepino có màu tím trắng hoặc tím đỏ. Dưa chín hẳn thì có mùi thơm hơn. Lớp vỏ mỏng có thể dùng tay lột ra dễ dàng. Hoa có màu tím xen trắng nhụy vàng. Vỏ quả có màu xanh sang màu vàng nhạt, có sọc màu tím khi chín. Ruột quả màu vàng ruộm.
Màu hoa của nó còn phụ thuộc vào giống và nhiệt độ. Cụ thể, ở nhiệt độ khoảng 27°C hoa sẽ có màu trắng và sẽ có màu xanh tím khi được trồng ở nhiệt độ từ 10-20°C.
Dưa Pepino là một giống cây trồng lâu năm, có thể cho thu hoạch trong vòng từ 4-6 tháng sau khi trồng.
Dưa pepino có công dụng gì ?
Dưa pepino được biết đến là loại trái cây siêu kì diệu đang gây sốt trên thị trường hiện nay bởi công dụng mang đến vô cùng tuyệt vời.
Mỗi 100gr dưa Pepino tươi trung bình chứa 35mg Vitamin C. Từ 5 – 9gr tổng lượng đường và 0,14% axit trái cây. Tổng lượng đường gồm sucrose, glucose và fructose, sucrose chiếm khoảng 50%.
- Giúp tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh, đầy sức sống
- Giúp hỗ trợ ngăn ngừa và đẩy lùi các bệnh về gan, tim mạch, ung thư, táo bón…
- Giúp giảm nguy cơ đột quỵ, đau thắt ngực, cao huyết áp, tiểu đường…
- Giúp chống lão hóa, làm đẹp da
- Giúp hỗ trợ quá trình đốt cháy chất béo, giảm cân.
- Giúp cung cấp năng lượng, tăng sức bền cho cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh.
Mùa nào trồng dưa Pepino là tốt nhất?
Cây dưa Pepino có khả năng thích ứng với khí hậu nước ta rất tốt. Cây có khả năng chịu lạnh, chịu nắng nóng. Nhiệt độ thích hợp nhất cho cây sinh trưởng phát triển từ 20 – 30oC.
Có thể trồng dưa Pepino quanh năm nhưng để cây sinh trưởng phát triển mạnh thì đối với những tỉnh Miền Bắc tốt nhất trồng bắt đầu vào đầu mùa xuân từ tháng 2 – 9 dương lịch hàng năm. Nếu điều kiện chủ động được nước tưới có thể trồng quanh năm.
Kỹ thuật trồng dưa pepino bằng hạt
Dễ trồng và cho thu hoạch nhanh, lại nhiều, 1 năm trồng được 2 vụ vào mua xuân và đông nên nói “hái Pepino ra tiền” cũng không có gì sai. Chính vì vậy, không chỉ các nhà vườn ở Đà Lạt (Lâm Đồng), Sapa (Lào Cai) đua nhau nhập giống cây này về trồng vườn mà cả những người tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM cũng mua về trồng làm cây bonsai, cây cảnh trong gia đình.
Bước 1: Chuẩn bị đất trồng
Cây pepino ưa ẩm, nhưng khả năng chịu hạn và úng kém. Do vậy, đất trồng dưa pepino cần phải tơi xốp , dễ thoát nước. Khi đất khô hạn, cây dưa vẫn phát triển bình thường nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến năng xuất.
Bước 2: Gieo hạt
Trước khi gieo hạt cần tiến hành ngâm hạt giống trong nước ấm (2 sôi – 3 lạnh) sau đó để qua đêm giúp tỷ lệ nảy mầm tốt hơn. Lớp vỏ bên ngoài sẽ mềm dần và nứt nanh.
Ngày hôm sau. bạn có thể bắt đầu gieo thẳng hạt vào đất trồng rồi phủ một lớp đất mỏng lên trên. Mỗi ngày tưới nước 2 lần vào sáng và chiều tối để giữ ẩm.
Bước 3: Chăm sóc dưa pepino
Trồng dưa pepino cần quan tâm đặc biệt đến khâu chăm sóc. Không phải vì cây khó sống mà nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất ra quả sau này.
Sau khi cây đã được 2 tuần tuổi bạn nên bón thêm nên tiến hành bón phân trùn quế, phân bò ủ hoai, phân vi sinh, … bón đều đặn mỗi tuần để đất có đầy đủ dinh dưỡng để cây phát triển.
Vì cây dưa pepino là cây ưa nắng nên trong suất quá trình từ khi gieo hạt đến khi cây ra hoa kết trái nên lưu ý đặt cây ở nơi có nhiều nắng. Nhiệt độ thích hợp nhất để cây phát triển là 34oC. Chúng cũng thích nghi tốt khi trồng ở nhà kính. Nhất là hiện nay, ở Việt Nam, các nhà kính trên Đà Lạt đã bắt đầu trồng được loại cây này làm cảnh cũng như cung cấp quả quanh năm.
Chú ý cắm cọc đỡ cho cây nếu cây ra quá nhiều quả để tránh gãy cành.
Với giống dưa pepino, bạn cần lưu ý đây là giống dưa giống như họ cà chua, cà tím… Có đặc điểm cực kỳ hấp dẫn đối với bọ cánh cứng, rệp, ruồi trắng và nhện. Vì vậy, cần có những cách để phòng tránh và tiêu diệt chúng kịp thời.
Bước 4: Thu hoạch
Dưa pepino có tốc độ tăng trưởng nhanh và có thể cho thu hoạch sau 2 – 6 tháng trồng.Tùy theo cách chăm sóc, mỗi cây dưa pepino có thể cho từ 80 – 120 quả/vụ.
Mua giống dưa pepino ở đâu tránh bị lừa?
Dưa pepino hiện nay đang hot trên thị trường. Giống dưa pepino cũng được rao bán trên các trang mạng xã hội, nhà vườn, shop hoa…Tuy nhiên nếu chọn phải địa chỉ mua hàng kém chất lượng, lừa đảo sẽ khiến bạn mất tiền và công chăm sóc. Do đó, trước khi đặt giống dưa này về trồng, các bạn nên tìm hiểu kỹ địa chỉ mua hàng cũng như đặc điểm nhận dạng của giống dưa này để tránh nhận phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
Chúc các bạn thành công!
>Hướng dẫn cách trồng cà rốt đơn giản tại nhà cho củ to mập mạp