Với mỗi người chúng ta, có lẽ đã quá quen thuộc với những trái ớt. Nhất là trong việc chế biến thức ăn thì ớt là thứ gia vị không thể thiếu được. Vì vậy mỗi người chúng ta thường sẽ tự trồng ớt để thuận tiện hơn khi cần. Mặc khác ớt là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, thời gian trồng đến khi thu hoạch ngắn nên dễ thu hồi vốn đầu tư.  Tuy nhiên, để việc trồng ớt đạt hiệu quả mang lại lợi nhuận cao nhất. Chúng ta cần phải tuân thủ một số yêu cầu kỹ thuật chăm sóc ớt như sau.

1. Thời vụ trồng ớt cay siêu quả

Ớt có thể trồng được 3 vụ trong năm:

– Vụ sớm hay còn gọi là vụ Thu Đông: Gieo hạt tháng 8 – 9, thu hoạch từ tháng 12 – 1 dương lịch.

– Vụ chính hay còn gọi là vụ Đông Xuân: Gieo hạt tháng 10 – 11, thu hoạch tháng 2-3 dương lịch.

– Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4-5, thu hoạch 8-9 dương lịch. Mùa này cây ớt cần được trồng trên đất thoát nước tốt, để tránh ngập úng và chọn các giống kháng bệnh thán thư.

ky-thuat-trong-ot-cach-trong-va-cham-soc-ot-dat-hieu-qua-ban-co-biet

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt

2.1. Chuẩn bị đất trồng

Đất sử dụng để trồng ớt cay nên được luân canh với các cây trồng nước như lúa, hoặc các cây vụ đông như ngô, đậu, lạc…Đất vụ trước không nên trồng các cây thuộc họ cà như  cà chua, cà tím… để hạn chế mầm bệnh tồn tại trong tàn dư.

Trước khi trồng, đất phải được cày bừa tơi xốp, sạch cỏ và thoát nước tốt.

Vào mùa mưa, chúng ta cần phải lên luống cao. Kích thước trung bình: rộng 1m, chiều cao luống 25 – 30 cm, và có mương thoát nước. Nên sử dụng màng phủ nông nghiệp để trồng hiệu quả. Giúp hạn chế cỏ dại và mất nước.

2.2. Ngâm ủ hạt giống

Tùy thuộc vào mùa vụ, giống, điều kiện thời tiết mà cần lượng giống phù hợp. Trung bình sử dụng vào khoảng 150 – 200 g/ha.

Ngâm hạt giống trong nước sạch 6-8 giờ. Sau đó ngâm ướt với thuốc trừ nấm Funomyl (1g thuốc pha với 1 lít nước) trong 30 phút.

Sau đó vớt lên rửa sạch và để ráo nước. Tiếp theo lấy 1 khăn ấm gọi lại và cho vào bao nylon cột kín miệng để hạn chế bốc hơi nước.

Và tiến hành đem gói giống ủ 27 – 28 độ trong khoảng 48 giờ.

2.3. Chuẩn bị gieo hạt

Giống sau khi ủ xong ta gieo hạt vào bầu. Bầu để gieo hạt thường làm bằng túi nylon.

Thông thường hành phần đất vô bầu có tỷ lệ như sau: Đất tơi xốp: 60%, phân chuồng hoai mục 29%, tro bếp 10%, lân 0,5-1%, vôi 0,2-0,3%.

Lưu ý: Các thành phần trên được trộn đều, sàng kỹ loại bỏ rác và cục đất to trước khi vô bầu.

2.4. Khoảng cách và mật độ kỹ thuật trồng ớt

Khi cây con có 4 lá thật. Chúng ta chọn cây phát triển tốt, mập tiến hành đem ra trồng.

+ Vào mùa khô: Mật độ cây trung bình vào khoảng: 1700 – 1900 cây/1000 m2.

+ Mùa mưa: Mật độ trung bình từ 1400 – 1500 cây/1000m2.

Khoảng cách giữa các hàng đơn cây cách cây 40cm. Với hàng đôi cây cách cây 40, hàng cách hàng 50cm. (nên phủ bạt trước khi trồng).

2.5. Kỹ thuật tưới nước khi trồng ớt

Việc tưới nước cho cây tùy thuộc vào dạng đất, độ ẩm và thời vụ gieo trồng.

Vì nước cũng có thể chứa nhiều mầm bệnh nên tưới thấm là tốt nhất. Bệnh thường truyền qua lá, do đó cần tránh tiếp xúc trực tiếp vào thân lá. Thời gian ra hoa và kết trái cần cung cấp đầy đủ nước để ngăn ngừa rụng bông, quả.

ky-thuat-trong-ot-cach-trong-va-cham-soc-ot-dat-hieu-qua-ban-co-biet

2.6. Thu hoạch:

Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu. Ngắt cả cuống trái, tránh làm gãy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35-40 ngày sau khi trổ hoa. Ở các lứa rộ, thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần. Nếu chăm sóc tốt thời gian thu hoạch có thể kéo dài hơn 2 tháng năng suất trái đạt 20-30 tấn/ha.

Một số loại bệnh thường mắc phải trong kỹ thuật trồng và chăm sóc ớt

Bệnh rệp hại bông

Bệnh này do rệp Aphis gossypii Glover gây hại. Khi bị nhiễm bệnh cây thường cho trái ít, hoặc trái bị dị tật. Nếu để nặng hơn cây sẽ không ra trái mà chết dần. Do đó cần cách ly hoặc tiêu hủy ngay những cây bị bệnh trước khi rệp lây lan. Ngoài ra có thể dùng thuốc Diazinon để xử lý tình trạng bệnh cho cây.

Bệnh đốm lá

Bệnh đốm lá do nấm Cercospora capsici gây ra. Loại bệnh này thường gây hại trên lá. Khi cây bị bệnh trên lá thường xuất hiện những đốm nhỏ có màu nâu xám. Về sau các vết bệnh loang rộng ra bề mặt lá, gây chết lá và rụng lá sớm. Để phòng trừ loại bệnh này, chúng ta cần cân đối lượng đạm khi bón phân cho cây. Ngoài ra có thể sử dụng thêm thuốc bảo vệ thực phun định kỳ 2 tháng/lần để phòng ngừa bệnh gây hại.

Bệnh héo xanh: 

Bệnh xảy ra rải rác trên từng cây hoặc từng nhóm cây ở giữa ruộng. Triệu chứng đầu tiên trên cây già các lá bên dưới bị héo nhẹ; nhưng ở cây con thì các lá non bị héo trước. Chiều mát hoặc sáng sớm cây tỉnh lại, sau vài ngày cây héo nhanh nhưng lá vẫn xanh.

Đối với bệnh do vi khuẩn thì khi cây mới có triệu chứng nhẹ ta dùng sản phẩm nấm EM (Emina) phun phòng sẽ hạn chế bệnh lây lan sang các cây khác. Bệnh nặng thì nhổ tiêu hủy cây bệnh và phun xử lý hốc cây bị bệnh bằng EM hoặc rắc vôi.