Ngày nay, các giống ngô được biến đổi gen để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Và được gieo trồng rộng rãi trong đó phải kể đến như giống ngô NK4300, DK9955s…Những giống ngô này đem lại năng suất cao, hiệu quả rõ rệt khi được gieo trồng.

Ngô biến đổi gen là gì?

Ngô biến đổi gen là một trong những sản phẩm nông nghiệp mới được lai tạo. Các kỹ sư đã tạo ra giống ngô biến đổi gen dựa vào cấu trúc DNA. Dưới tác động của các kỹ thuật sinh học hiện đại sẽ tạo ra một giống ngô hàn toàn mới.

Ngày nay nhiều loại thực vật khác cũng đang được nghiên cứu biến đổi gen như đậu tương, bí đao, cà chua, roi,…

Nguồn gốc của giống ngô NK4300

Giống ngô NK4300 được Công ty TNHH Syngenta Việt Nam nhập nội và chuyển giao. NK4300 có nguồn gốc xuất xứ từ Thái Lan và được tạo ra từ tổ hợp lai NP5069/NP5088. Giống NK4300 được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận giống chính thức năm 2004. Và tham gia vào mạng lưới khảo nghiệm ngô quốc gia từ 2001-2003. 

giong-ngo-bien-doi-gen-nk4300-gia-bao-nhieu-mua-o-dau

Những đặc tính của giống ngô NK4300

Giống ngô NK4300 cho cây con khỏe, sinh trưởng mạnh, chống đổ tốt.  Thích hợp treo đèn ở vùng miền núi phía Bắc.

– Cứng cây chịu hạn, lá bi bao kín bắp,  bắp to, cùi nhỏ kết hạt tốt, đóng múp đầu.

Giống ngô NK4300 cho hạt nữa đá, màu vàng cam đẹp, thích nghi rộng.

– Giống cho năng suất cao, ổn định, đạt 8-12 tấn /ha, khả năng tích trữ sau thu hoạch tốt.

Kỹ thuật canh tác và chăm sóc cây ngô lai

1. Chuẩn bị trồng cây ngô lai

* Vệ sinh ruộng trồng ngô

 Vệ sinh ruộng ngô là một trong những khâu quan trọng trong canh tác. Việc này quyết định đến chất lượng cây trồng, tiêu diệt được cỏ dại, giảm lượng thuốc trừ sâu bệnh.

Ngoài ra, ta nên chọn hướng Đông Tây để tận dụng ánh sáng, thuận hướng gió để tránh đổ ngã.

* Cày đất

Cày đất để vùi xác bã thực vật, tận dụng làm phân xanh. Giúp tăng sự màu mỡ cho đất, tiêu diệt được cỏ dại. Tùy theo từng loại đất mà ta có kỹ thuật canh tác khác nhau.

+ Đất đỏ: cày sâu 20cm

+ Đất đen: cày vừa 15cm

+ Đất thấp: chọc lỗ tỉa hạt

* Rạch hàng, bổ hốc

Việc rạch hàng giúp cho người nông dân dễ chăm sóc, tưới tiêu, quản lý tốt mật độ cây trồng.

Đối với những vùng đất có độ dốc cao, khó làm đất thì ta nên bổ hốc, tránh bị xóa mòn đất

2. Bón phân cho cây ngô 

Trong việc canh tác cây trồng, để cho cây  đủ chất dinh dưỡng và phát triển tốt. Chúng ta cần phải tiến hành bón phân cho cây theo từng giai đoạn với loại và lượng phân bón phù hợp. Tránh việc sử dụng phân quá nhiều nhưng không đem lại hiệu quả. Dưới đây là bảng khuyến cáo lượng phân bón cho ruộng ngô (kg/ha)

Thời điểm bónLượng phân (kg/ha)
Phân hữu cơUrea (46%)DAP (18-46)KCl (60%)
Bón lót (trước gieo)5 – 10 tấn   
Bón thúc 1 (V3 – V4) 80 – 11050 – 7040 – 50
Bón thúc 2 (V7 – V9) 80 – 11050 – 7040 – 50
Bón thúc 3 (7 – 10 ngày trước VT) 80 – 11050 – 7040 – 50
Tổng5 – 10 tấn240 – 330150 – 210120 – 150

Lưu ý:

+ Chúng ta nên tham khảo thêm ý kiến của cán bộ nông nghiệp địa phương. Từ đó điều chỉnh lượng phân và cách bón cho phù hợp với điều kiện canh tác thực tế.

+ Tránh bón phân tiếp xúc trực tiếp với hạt giống hoặc cây con.

3. Tưới nước cho cây ngô

Trong suốt quá trình sinh trưởng, cây ngô yêu cầu độ ẩm đất tối thích là 70-85%. Từ khi ngô 13, 14 lá đến trổ cờ phun râu, đây là thời kỳ khủng hoảng nước. Lượng nước trong thời kỳ này chiếm >60% tổng lượng nước cần trong suốt quá trình sinh trưởng. Và độ ẩm thích hợp cho cây là 80-85%.

Nếu đất bảo hoà nước hay ngập thì quá trình hô hấp của cây tăng lên rất mạnh. Dẫn đến quá trình quang hợp và vận chuyển vật chất vào hạt bị đình trệ. Đây là nguyên nhân khiến lá xanh trên cây bị héo, cây bị chết và giảm năng suất.

4. Thu hoạch ngô và bảo quản

* Thu hoạch

Thời điểm thu hoạch tốt nhất là khi ngô chín già. Đó là khi râu ngô khô, đen, bẹ ngô chuyển từ màu xanh sang màu vàng rơm. Cũng có thể xác định thời điểm thu hoạch ngô bằng việc quan sát hạt ngô ở đầu trái và cuối trái. Khi lá bao trái đã khô, hạt cứng, lãy thử hạt để thử.  Nếu ở chân các hạt này có lớp màu đen là ngô đủ chín sẵn sàng để thu hoạch. Trong mùa khô, có thể chặt đọt phơi trái ngoài đồng 5-7 ngày trước khi thu hoạch.

Gặp ngày khô, nắng cần nhanh chóng hái ngô đã chín về rải mỏng phơi khô.

Nếu ngô chín vào đợt mưa dài ngày, cần vặt râu, bẻ gập ngô chúi xuống để nước mưa không thấm vào bên trong làm thối hỏng hạt ngô. Đến khi nắng ráo sẽ thu về phơi.

Ngô hái về không nên đổ đống vì ngô tươi có độ ẩm cao dễ bị thối mốc.

Việc tách hạt có thể thực hiện bằng máy động cơ hay thủ công.

Thân lá cây ngô sau khi thu hoạch nên cày vùi tại ruộng nhằm giúp cải tạo đất và cung cấp dinh dưỡng cho vụ sau.

* Bảo quản:

Ngô là hạt không có vỏ trấu, nên phải có điều kiện bảo quản tốt. Nếu không chim, chuột, mốc, mọt có thể phá hỏng hoàn toàn cả kho ngô trong vòng vài ba tháng. Vì vậy, cần làm ngô khô đến độ ẩm 12-13% để có thể bảo quản an toàn, hạn chế mức độ hư hỏng.

Chúng ta có thể làm ngô khô bằng hai cách, phơi nắng hoặc sấy. Việc phơi ngô có thể thực hiện trên sân, dàn phơi hoặc hong gió.

Ngoài ra, có thể sử dụng thiết bị sấy để làm khô ngô như máy sấy MS hay lò sấy thủ công SH -200.

Mua giống ngô NK4300 giá bao nhiêu tiền? Mua ở đâu?

Hiện nay, với những hiệu quả mà giống ngô NK4300 mang lại. Qua các số liệu đánh giá cao về quá trình thử nghiệm ở các địa phương trên cả nước. Việc gieo trồng  giống ngô NK4300.đã được bà con nông dân tin tưởng.

Trên thị trường, giá giống ngô NK4300 dao động từ 100.000đ – 129.000đ/ kg. Tuỳ nhà phân phối mà sẽ có giá bán cụ thể riêng. 

Hy vọng, với những thông tin chia sẻ ở trên của Nông Nghiệp 4K, sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về giống ngô NK4300?