Nho thân gỗ là giống cây nho đặc biệt ,khác rất nhiều với đa số loại nho thường thấy. Đặc biệt, quả nho thân gỗ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, tốt cho đường tiêu hóa, giúp da không bị lão hóa. Tuy nhiên việc trồng được cây nho thân gỗ cho sai trái không phải chuyện đơn giản. Vậy làm thế nào để cây nho thân gỗ cho trái chi chít? Cách trồng và chăm sóc cây nho thân gỗ như thế nào?… Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để có cách trồng và chăm sóc cây nho thân gỗ hiệu quả. 

> Xem thêm: Kỹ thuật trồng cây cherry trong chậu sai quả

Cây nho thân gỗ là loại cây gì?

Khác với những cây nho thân mềm mà ta thường hay thấy. Cây nho thân gỗ có hình dáng, trái, lá đều khác biệt. .Cây nho thân gỗ có nguồn gốc từ các nước nam mỹ như brazil ,argentina và paraguay .Nho thân gỗ còn có tên khoa học là Jabuticaba ,hay còn gọi là nho đất hoặc nho mỹ .

Cách trồng và chăm sóc cây nho thân gỗ
Cách trồng nho thân gỗ

Khi chưa ra quả thì cây nho thân gỗ nhìn khá giống với cây ổi. Tuy nhiên điểm đặc biệt là quả của cây nho thân gỗ không mọc thành từng chùm mà mọc bám sát trên thân cây giống cây sung . Nho thân gỗ có quả chín màu đen, hàm lượng dinh dưỡng mà giống nho này mang lại khá cao. Được xếp vào loại quả quý hiếm và đắt đỏ nhất hiện nay.

Vì sao nho thân gỗ lại được ưa chuộng trên thị trường?

Nho thân gỗ là cây rất dễ trồng, ít sâu bệnh, năng suất cao, chất lượng quả tốt. Với thị trường tiêu thụ lại không giới hạn, giá trị kinh tế đêm lại cao.

Quả nho thân gỗ rất giàu dinh dưỡng lại là thứ quả lạ, có thể ăn tươi hoặc sấy khô làm mứt, làm rượu nho. Nếu sử dụng quả nho thân gỗ thường xuyên có thể giúp da dẻ căng mịn, sáng, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt một số nghiên cứu cho thấy nho thân gỗ còn hỗ trợ điều trị ung thu vì có chưa thành phần Anthocyanins – chất có tác dụng ngăn ngừa quá trình oxy hóa, chống ung thư hiệu quả).

>> Xem thêm:Cách trồng dâu tây trong chậu chỉ với 6 bước đơn giản mang lại hiệu quả cao

Đặc điểm của cây nho thân gỗ

Khi cây chưa ra quả thì trông khá giống cây ổi. Tuy nhiên điểm đặc biệt nhất chính là cách chúng ra hoa và tạo quả. Không phải mọc thành từng chùm như thường thấy, nho thân gỗ mọc đơn lẻ tửng quả bám đều trên thân cây từ gốc bám dọc thân cây.

Cách trồng và chăm sóc cây nho thân gỗ

Khi nho thân gỗ chín quả sẽ chuyển từ xanh sang tím thẫm. Trái nho thân gỗ ăn rất ngon ,ngọt ,trái to và có giá trị dinh dưỡng rất cao. Có thể ăn tươi ,chế biến thành nước ép ,mứt ,làm rượu vang và các nguyên liệu dinh dưỡng khác .Đặc biệt trong y học ,quả nho thân gỗ còn được cho là có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa bệnh ung thư .

Cây nho thân gỗ rất dễ sống .Có thể đa dạng cách trồng ,trồng trong chậu hoặc trồng ở khu vườn rộng đều được .Nho thân gỗ cho quả đều quanh năm ,và có thể sống được rất lâu nếu biết cách chăm sóc .So với các loài thực vật khác thì nho thân gỗ có tuổi thọ vượt trội hơn nhiều. Nhiều cây nho thân gỗ được ghi nhận có tuổi thọ lên tới hàng trăm năm. 

Cách chọn giống cây nho thân gỗ

Để trồng được một cây nho thân gỗ khỏe mạnh. Bạn cần chọn được những cây giống nho thân gỗ đáp ứng được những tiêu chuẩn sau:

– Cây giống nho thân gỗ được trồng bằng phương pháp chiết ,ghép ,cấy mô .

– Cây giống nho thân gỗ phải là cây giống khỏe mạnh , ít bị sâu bệnh và có tuổi thọ từ 6 tháng trở lên. Giá cây giống nho thân gỗ tăng dần theo tuổi thọ của cây

– Chọn mua cây giống nho thân gỗ từ những đơn vị cung cấp cây giống uy tín 

Cách trồng và chăm sóc cây nho thân gỗ

 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây nho thân gỗ

– Đất đai: Nho thân gỗ không kén đất, có thể trồng ở vùng đất cát thô, đất lẫn sỏi đá cho đến đất thịt nặng. Tuy nhiên không nên trồng nho thân gỗ trên đất sét nặng, tầng đất canh tác nông, khả năng tiêu nước kém, hay ngập úng, đất quá mặn và đất quá chua không thể cải tạo. Tốt nhất nên trồng ở những vùng đất giàu dinh dưỡng, phì nhiêu, có cả thành phần đất cát nhẹ pha với đất thịt. 

– Nhiệt độ: Có thể chịu được điều kiện khí hậu khắc nghiệt từ 20 – 45oC. Tuy nhiên nho sẽ nở hoa, cho quả khi thời tiết ấm áp. 

– Ánh sáng: Nhiều ánh sáng chiếu trực tiếp

– Độ ẩm: Thích hợp vùng khô nhiều, tiêu nước tốt. Không thích hợp với những vùng mưa nhiều. Khi bị ngập úng trong thời gian ra hoa, sai quả sẽ làm quả phát triển không bình thường. Mưa lớn vào giai đoạn quả chín có thể gây thối quả.

Thời vụ và mật độ trồng cây nho thân gỗ

Đối với cây nho thân gỗ bạn nên trồng trên những gò đất cao, tránh bị ngập nước. Khoảng cách từ 3m/cây, vì cây sau này sẽ phát triển rất nhanh và có tán rộng. Với cây nho thân gỗ thì bạn có thể trồng được quanh năm. Cây phù hợp với điều kiện thời tiết ở nước ta hiện nay.

Cách trồng và chăm sóc cây nho thân gỗ

Sau khi bạn đã chuẩn bị mọi thứ xong xuôi, lúc này bạn mới bắt đầu trồng cây xuống hố. Bạn gỡ túi bóng bầu đất ra, tránh để cho bầu đất vỡ và để cây xuống hố rồi lấp đất lại. Cố gắng nhấn chặt đất xung quanh vào gốc để cho gốc cây chắc hơn.

Tiến hành tưới nước đẫm cho cây để cây nhanh ra bộ rễ mới, giúp cây phát triển tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng thường xuyên dọn cỏ quanh gốc cây, tưới nước đều đặn để cây phát triển tốt nhất. Cây cũng có thể trồng được trong chậu với đường kính chậu từ 40cm trở lên.

Chú ý dọn sạch cỏ rác, nho thân gỗ ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên bệnh thường gặp là sâu đục thân, rệp, bọ trĩ,…  nên thường xuyên theo dõi phòng trừ kịp thời bệnh cho cây.

Cắt tỉa và tạo hình cho cây

Sau khoảng một thời gian dài khi cây đã phát triển rất tốt và có nhiều cành lá. Lúc này bạn cần phải tỉa bớt những cành gần và cắt bỏ những cành già yếu. Để cho cây có thể tập trung dinh dưỡng nuôi cây phát triển tốt hơn.

Ngoài ra, bạn có thể cắt bỏ hết những cành khô và cành bị bệnh. Để giúp cho cây thông thoáng hơn và không bị bệnh trong quá trình phát triển.

Cách bón phân cho cây nho thân gỗ sau khi trồng

Bạn nên bón lượng phân 400 – 600g phân NPK 30-9-9 + 200 – 300g DAP + 100 – 200g Kali. Bón cách gốc 0.5m, đào 4-5 hố xung quanh gốc bón phân vào hoặc bón xung quanh gốc sau đó lấp kín đất lại. Cuối cùng, tưới đủ lượng nước cho rễ cây có thể nhanh phát triển hơn.

Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây nho thân gỗ

Cây nho thân gỗ là cây có khả năng chống chịu sâu bệnh hại tốt. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng quả cần lưu ý một số sâu bệnh hại như:

* Nứt quả:

– Vào thời kỳ cây nuôi quả, thời tiết hanh khô nhưng không được cung cấp đủ nước. Sự chênh lệch của môi trường bên trong và bên ngoài khiến cho quả bị nứt vào lúc chín. 

– Ngoài ra trường hợp nứt quả cũng do sâu bệnh gây hại, chủ yếu là côn trùng, nhện, bọ trĩ và nhện vàng.

* Bệnh phấn trắng: gây hại vào thời điểm từ khi đậu quả đến khi chín gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quả. 

* Bệnh rỉ sắt: gây ra trên lá bánh tẻ, lá già vào cuối vụ, trong các tháng có nhiều mưa làm sụt giảm năng suất. 

* Bệnh thối quả: Trên vỏ quả nho sẽ có chấm đen nhỏ, sau đó lan rộng xung quanh làm quả bị teo lại, chuyển sang màu đen, thối ở bên trong. Bệnh lây lan nhanh, nếu không được xử lý kịp thời sẽ khiến năng suất bị sụt giảm nghiêm trọng. 

Cách thu hoạch nho thân gỗ

Sau khi trồng đến tháng thứ 9 – 10 cây đã ra hoa. Sau khi ra hoa 3 tháng sẽ đậu trái non có màu xanh. Khi chín, nho sẽ chuyển sang màu tím thẫm, mọc nước, ăn có vị ngọt.

Cách trồng và chăm sóc cây nho thân gỗ

Nên tiến hành thu hoạch đúng thời điểm, dùng tay hái nhẹ nhàng tránh làm quả bị nứt vỏ. Nên thu vào sáng sớm hoặc chiều tối, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát.

Chúc các bạn thành công!