Nha đam là một loại cây quen thuộc, được  sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như nấu ăn, chữa bệnh, làm đẹp,…Từ lâu, nha đam đã được biết đến như là “thần dược” dành cho làn da của phụ nữ, là một vị thuốc quý cho sức khỏe. Nha đam có tác dụng thanh nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, chống mỏi mắt, trị viêm loét dạ dày… Do vậy hiện nay rất nhiều người quan tâm đến cách trồng nha đam trong chậu cho lá to xanh tốt để sử dụng. Bài viết dưới đây Nông Nghiệp 4K sẽ hướng dẫn bạn các bước chuẩn bị cũng như cách để có được những cây nha đam tại nhà chất lượng. Cùng tham khảo nhé!

Đặc điểm của cây nha đam

Nha đam hay còn có tên gọi khác là lô hội. Đây là loại cây thân hóa gỗ, ngắn và nhỏ. Lá của cây nha đam thường mọc vòng từ gốc, dạng bẹ, không cuống. Màu sắc của lá sẽ thay đổi theo thời gian, từ xanh lục nhạt đến xanh đậm.

Lá nha đam rất mọng nước, bên trong có chứa dịch nhầy và có răng cưa khá nhọn hai bên mép. Mặt trên của hơi lõm xuống, điểm các đốm màu vàng nhạt. Tùy vào từng giống nha đam mà độ cứng của lá có thể khác nhau. Kích thước trung bình của lá nha đam từ 20 – 60cm.

Hoa cây nha đam được mọc từ nách lá, có cành dài tới 1m. Khi nở, hoa nha đam thường rũ xuống, mỗi bông hoa bao gồm 12 cánh, 6 ở phần gốc và còn lại ở nhị. Quả nha đam thuộc dạng quả nang có chứa nhiều hột. 

Ngoài tác dụng làm mát, thanh nhiệt cơ thể qua những món chè hay pha chế vào nước uống. Nha đam còn là nguyên liệu làm đẹp được rất nhiều chị em yêu thích. Với tác dụng to lớn của loại cây này với sức khỏe và sắc đẹp. Ngày càng có nhiều người trồng nha đam tại nhà để phục vụ cho mục đích bản thân.

Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống

Việc trồng nha đam có thể tiến hành từ những dụng cụ có sẵn như khay, chậu, bao xi măng, thùng xốp… Những dụng cụ trồng phải đục lỗ dưới đáy để cây không bị úng nước. Bạn nên chọn chậu có đường kính miệng khoảng 35-40cm, cao 40-45cm.

cach-trong-nha-dam-trong-chau-cho-cay-xanh-tot

Nha đam là cây chịu được khô hạn, nhưng không chịu được ngập úng. Do đó đất trồng nha đam phải cao ráo, thoáng xốp, tốt nhất là đất pha cát dễ thoát nước. Bạn có thể mua sẵn hoặc trộn đất với vỏ trấu, xơ dừa, phân bò, phân gà, phân chim, vịt ngan ngỗng, phân cá…

Hiện nay, trên thị trường có khoảng 300 loài nha đam khác nhau. Tuy nhiên, giống nha đam lá xanh thẫm, bẹ lá to là loại dễ trồng và cho năng suất cao. Bạn có thể chọn giống nha đam từ những chiếc lá to khỏe để trồng hoặc tách những cây con được cây mẹ đẻ ra.

Cách trồng nha đam trong chậu

Nếu bạn trồng nha đam từ lá thì đặt ngang lá trên nền đất. Sau đó dùng tay vun một chút đất để che khoảng một nửa lá. Tiếp đến bạn nên đặt chậu cây ở nơi có nhiều nắng (tránh bị mưa hắt quá nhiều). Sau đó tưới nước cho ẩm hết đất xung quanh. Thường xuyên, theo dõi nếu đất quá khô thì tưới thêm chút nước cho cây.

cach-trong-nha-dam-trong-chau-cho-cay-xanh-tot

Việc trồng nha đam từ cây con dễ hơn nhiều. Tuy nhiên khi đào nên cẩn thận, lấy được càng nhiều rễ càng tốt, nhằm thu ngắn thời gian hồi sức của cây con). Sau đó, trồng theo rãnh, với mật độ cây cách cây 40cm, hàng cách hàng 80cm.

Cây Nha đam giống sau khi lấy ra khỏi vườn ươm nên để trong mát khoảng 2-3 ngày. Sau đó mới đem ra trồng thì cây con sẽ nhanh mọc mầm và tỉ lệ sống cao hơn.

Cách chăm sóc nha đam trồng trong chậu

Nha đam là cây chịu được nắng hạn, nhưng lại phát triển tốt khi có độ ẩm trong đất vừa phải. Vì vậy, trong mùa khô phải tưới nước thường xuyên giữ độ ẩm cho đất. Nên tưới 3-5 ngày/1 lần để cây sinh trưởng tốt, đạt chất lượng sản lượng cao hơn.

Sau khi cấy cây nha đam con được khoảng 10 ngày thì tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân gà, phân trùn quế…. Cứ 15-20 ngày bón phân cho cây 1 lần.

Thu hoạch

Cây nha đam có thể cho thu hoạch lứa đầu tiên sau khi trồng khoảng 6 tháng. Và cứ mỗi tháng lại thu hoạch một lần. Sau một năm xung quanh cây nha đam mẹ lại xuất hiện nhiều cây con. Bạn có thể chọn những cây con to khỏe thay thế cây mẹ. Khi thu hoạch bạn có thể cắt từng bẹ từ ngoài vào trong dùng dần. Hoặc nhổ nguyên cây để chuẩn bị cho vụ mùa tiếp theo