Khổ qua là một loại cây leo, là loại quả có tình hàn theo y học cổ truyền. Ăn khổ qua có tác dụng điều trị các bệnh về gan, hỗ trợ chức năng giải độc và để điều hoà đường huyết với các bệnh nhân bị tiểu đường. Vì vậy, việc ăn khổ qua 2 lần/ tuần rất được các bác sĩ khuyến khích. Nếu bạn cảm thấy việc mua loại quả này ngoài chợ không an toàn thì bạn có thể tự trồng khổ qua trong chậu tại nhà theo cách đơn giản dưới đây.

>> Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa leo cho quả quanh năm

>> Kỹ thuật trồng ớt – Cách trồng và chăm sóc ớt đạt hiệu quả bạn có biết?

Khổ qua (mướp đắng) là gì?

Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng. Là một trong những loại rau phổ biến nhất được trồng ở Đông Nam Á. Cũng giống như dưa chuột, dưa leo hay bí ngô nó thuộc về loại thân leo, khổ qua được sử dụng trong rất nhiều các món ăn ngon.  Khổ qua có một hương vị độc đáo: đắng và giòn. Và là một trong những loại rau bổ dưỡng và có nhiều công dụng chữa bệnh.

Cách trồng khổ qua trong chậu cực đơn giản, hiệu quả

Đặc điểm về cây khổ qua

Đây là giống cây leo ngắn ngày được trồng quanh năm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới.  Khổ qua có thể cao tới 5m, nở hoa vàng được thụ phấn nhờ côn trùng.

Quả khổ qua cũng không to lớn và nó có hình thon dài. Mặt ngoài nổi lên những u cục nhỏ màu xanh. Khi quả còn non sẽ có màu xanh nhưng khi chính nó chuyển sang màu vàng hồng, khi ăn có bị rất đắng. Bên trong quả khi chín lại có chứa rất nhiều hạt. Những hạt này có hình dáng dẹt gần giống như hạt bí ngô vậy. Những hạt mẩy tròn đều người ta còn sử dụng để làm hạt giống rất tốt nữa.

Cách trồng khổ qua trong chậu tại nhà

Chuẩn bị hạt giống

Để có những hạt giống khổ qua chất lượng, bạn nên chọn những quả to, mập và cầm chắc tay. Sử dụng dao để bổ dọc trái mướp, dùng thìa nạo, lọc và lấy hạt từ quả ra. Sau đó rửa sạch và phơi khô hạt để bảo quản chờ thời điểm thích hợp đem ra gieo trồng. Ngoài ra, bạn có thể mua hạt giống mướp đắng tại các cửa hàng hạt giống uy tín.

Cách làm đất trồng khổ qua trong chậu

Dùng thùng xốp cần đục lỗ thoát nước dưới đáy hoặc bên hông (hoặc chậu đất có lỗ thông hơi).

Đất thường là hỗn hợp gồm: xơ dừa đã qua xử lý, phân bò ủ mục sành lấy những hạt nhỏ rồi trộn với đất.

Có thể lót thêm dưới đáy chậu 1 lớp trấu/ bã mía/ xỉ than, …

Đổ đất vào chậu với độ dày đất trong chậu khoảng 20cm. Nên để khoảng cách đất cách mặt chậu khoảng 5cm, để tránh khi tưới nước hoặc trời mưa làm đất bắn ra ngoài gây bẩn sàn.

Gieo hạt giống

Sau khi cho lượng đất đã chuẩn bị vào trong chậu. Chúng ta dùng nhíp gắp hạt khổ qua đặt xuống đất ươm. Sau cùng, phủ một lớp xơ dừa mỏng lên phía trên để bảo vệ hạt giống.

Để hạt giống nhanh nảy mầm  bạn cần đảm bảo cung cấp độ ẩm hợp lý. Tuy nhiên, khi tưới, bạn nên sử dụng bình tưới có vòi phun tia nhỏ để tránh làm gãy mầm hoặc trôi hạt giống.

Cách trồng khổ qua trong chậu cực đơn giản, hiệu quả

Cách chăm sóc khổ qua trồng trong chậu

Bạn nên đặt chậu cây ở nơi có ánh nắng chiếu vào. Tùy loại cây mà cần nắng nhiều hay ít. Những ngày đầu khi cây còn nhỏ thì chỉ cần tưới ngày 1 lần. Bạn phải tưới thật nhẹ nhàng tránh làm ngả, gãy cây.

Khi cây đã ra lá to thì tưới 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát. Tránh tưới vào lúc trời đang nắng. Ngày râm mát thì tưới 1 lần là đủ. Vào ngày mưa tùy theo độ ẩm đất như thế nào mà có thể không cần tưới hoặc tưới ít.

Để cho cây sinh trưởng, phát triển tốt cần cung cấp đủ nước. Nhất là giai đoạn cây ra hoa kết quả, tránh để quá khô hoặc ngập úng. Đặc biệt chú ý việc thoát nước tốt trong mùa mưa.

Khi hạt giống nảy mầm cao khoảng 25 – 30cm. Cây bắt đầu xuất hiện 5 – 6 chiếc lá thì lúc này bạn cần tiến hành làm giàn cho chúng. 

Bạn có thể tận dụng những cọc gỗ, thanh sắt và tấm lưới để làm giàn. Trong quá trình sinh trường, bạn nên dùng dây vải để buộc những ngọn khổ qua vào giàn để giúp chúng leo đúng lên giàn mà không bị bò xuống đất.

Thu hoạch

Kể từ lúc gieo hạt đến lúc thu hoạch chỉ mất chừng 2 tháng. Khi cây bắt đầu ra quả, cứ 2-3 ngày bạn có thể thu hoạch 1 lần.

Các bệnh thường gặp trên cây khổ qua

Bệnh xoăn lá, rụt ngọn

Đây là bệnh phổ biến thường gặp ở cây mướp đắng. Đây là nguyên nhân khiến cây chậm phát triển. Nguyên nhân gây ra bệnh xoăn lá, rụt ngọn ở cây mướp đắng là do các loại côn trùng chích hút, gây hại cho cây. Hoặc cũng có thể là do lây truyền từ hạt giống. Cách điều trị loại bệnh này còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Nếu bệnh xảy ra do di truyền từ hạt giống thì cách tốt nhất là bạn phải nhổ bỏ, tiêu hủy cây. Nếu bệnh do côn trùng gây hại thì bạn dùng các thuốc đặc trị để phun lên cây

Bệnh phấn trắng

Nguyên nhân gây bệnh là do thời tiết sương nhiều, độ ẩm cao. Bệnh thường xảy ra vào vụ đông xuân khiến cây xuất hiện các phấn trắng giống như nấm. 

Phòng và điều trị bệnh này cho cây mướp đắng bằng cách tỉa hết các lá gốc.  Đồng thời sử dụng các loại thuốc phun lên hai mặt lá để phòng trị

Trên đây là hướng dẫn cách trồng khổ qua trong chậu cực đơn giản, hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn thành công!