Rau răm là cây gia vị rất quen thuộc thường được dùng trong các món ăn hằng ngày. Ngoài mùi thơm rau răm còn có vị chát, se cay dễ chịu, giúp món ăn thêm cân đối về mùi vị. Không những thế rau răm còn là một loại thảo dược giúp kích thích tiêu hoá, chữa sốt, rắn cắn… Hiện nay với xu hướng trồng rau sạch tại nhà rất được ưa thích. Bài viết hôm nay, Nông Nghiệp 4K sẽ cung cấp cho các bạn cách trồng rau răm bằng cành tại nhà đơn giản, hiệu quả cao.

Đặc điểm của cây rau răm

Rau răm là một loại cây thảo mộc. Rau răm có thân mọc bò ở gốc và rễ mọc ra từ các đốt. Chiều cao trưởng thành của rau phần thân mọc cao lên khoảng 30 – 40 cm. Cả cây rau răm đều có mùi thơm đặc trưng. Các lá rau răm thì có hình trứng nhác, nhọn ở chóp lá và bề mặt thì có nhiều đường gân chạy song song nhau.

cách trồng rau răm bằng cành

Rau răm là loại rau có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm. Và có tác dụng trong điều trị nhiều loại bệnh.

Những tác dụng của cây rau răm

  • Chữa bệnh cảm cúm
  • Chữa rắn cắn
  • Giảm và chữa triệu chứng đầy hơi chướng bụng, tiêu hóa kém
  • Trị bệnh nước ăn chân
  • Điều trị đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh
  • Cải thiện tình trạng kém ăn
  •  Hỗ trợ chữa các bệnh ngoài da
  • Chữa say nắng
  • Trị mụn nhọt
  • Hương vị đi kèm không thể thiếu của một số món ăn
  • Tăng cường sinh lý cho đàn ông

Những lưu ý khi sử dụng cây rau răm

Tuy rau răm có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng khi ăn rau răm các bạn nên dùng với liều lượng vừa đủ để tránh tác dụng ngoài ý muốn. Mời bạn xem các thông tin sau để tránh mắc sai lầm khi ăn rau răm.

Dễ gây ra rong huyết ở phụ nữ: Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt không nên ăn rau răm vì dễ bị rong huyết. Phụ nữ ngày thường nếu ăn quá nhiều rau răm có thể dẫn tới mất kinh nguyệt và không có khả năng sinh con nữa. Nếu chỉ ăn một vài ngọn rau răm như gia vị ăn kèm món khác thì không sao, nhưng nếu ép nước uống trong thời gian dài thì tuyệt đối không nên. Các chị em chú ý nhé.

Không nên sử dụng rau răm với người máu nóng, ốm gầy: Những người có máu nóng cũng không nên ăn rau răm, sẽ làm tăng tính nóng trong người, giảm sinh khí và càng gầy gò hơn.

Có thể gây ra sảy thai: Phụ nữ có thai không nên ăn rau răm vì nó có thể gây sảy thai. Trong dân gian từ xưa đã dùng rau răm để gây sảy đối với thai còn ít tuần. Vậy nên nhất định các bà bầu không được ăn rau răm khi thai nghén. Nếu muốn ăn trứng vịt lộn thì có thể ăn kèm với loại rau khác để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Cách trồng rau răm bằng cành tại nhà

1. Chuẩn bị trồng rau răm

Rau răm có thể trồng trên nhiều loại đất. Nhưng thích hợp nhất vẫn là đất thịt và trồng gần nơi ẩm ướt. Đối với cách trồng rau răm bằng cành tại nhà, các bạn có thể sử dụng đất dinh dưỡng, tro trấu và phân hữu cơ trộn theo tỉ lệ 4:3:3 để trồng rau. Các bạn cũng có thể tận dụng những thùng xốp hoặc chai lọ làm vật liệu trồng.

cách trồng rau răm bằng cành

Rau răm có thể trồng bằng hạt nhưng cách trồng rau răm này thì lâu cho thu hoạch và tỷ lệ nảy mầm không cao. Do đó, cách bạn nên trồng là trồng rau răm bằng cành. Với đoạn cành dài khoảng 12 – 15 cm và có khoảng 5 – 6 mắt. Khi cắt từng đoạn cành mà chưa giâm kịp. Các bạn có thể bảo quản cành nơi dâm mát, tưới nước đều để rễ chóng bén.

2. Cách trồng rau răm bằng cành

Bước đầu tiên của cách trồng rau răm bằng cành là khâu bón lót trước khi trồng. Các bạn có thể dùng phân chuồng và phân lân để bón lót. Trên 1 m2 cần bón khoảng 2 – 2,5 kg phân chuồng và 300 – 400 gram lân.

Tiếp theo là giâm cành, giâm theo khoảng cách: hàng cách hàng 15 cm và cây cách cây 10 cm. Sau khi giâm cần lấp đất khoảng 2/3 đoạn cành. Dậm chặt gốc để giữ cho cây cân đối, giúp tăng tỷ lệ sống sót.

3. Cách chăm sóc rau răm sau khi trồng bằng cành

Trong cách trồng rau răm khâu chăm sóc thì cần được quan tâm. Sau từ một tuần đến mười ngày thì rau răm bén rễ, lá xanh ở ngọn bắt đầu nhú thì nên tưới phân. Có thể dùng phân NPK (16-16-8) để tưới, cứ khoảng 10 – 15 ngày tưới một lần.

Nên ngừng bón phân vô cơ khoảng 1 – 2 tuần trước khi thu hoạch. Thay vào đó có thể bón thêm phân hữu cơ như phân trùng quế, loại phân rất tốt cho sự phát triển của rau ăn lá.

4. Thu hoạch rau răm

Bước cuối của cách trồng rau răm bằng cành là thu hoạch thành quả. Khi rau răm ra nhiều cành, phát triển tốt là có thể thu hoạch. Bạn có thể cắt tỉa các cành để sử dụng, cắt cần cắt sát gốc, chừa lại 3 – 5 cm, sau đó tưới nước và bón phân lại như giai đoạn đầu.

Có nhiều món có thể dùng rau răm để chế biến như cá kho tộ, gỏi gà , canh chua hay dùng để ăn kèm cùng trứng vịt lộn… rau sẽ giúp phần tăng thêm hương vị cho món ăn và lấn át chất tanh từ thực phẩm. Ngoài ra ăn rau răm còn giúp bạn có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

cách trồng rau răm bằng cành

Với những công dụng khi sử dụng cũng như cách trồng rau răm bằng cành đơn giản ở trên. Nông Nghiệp 4K hy vọng các bạn có thể tạo cho mình vườn rau răm xanh tốt để sử dụng khi cần.

Chúc các bạn thành công