Dúi hay còn gọi là chuột nứa. Là một loại đặc sản chứa nhiều chất đạm, ngon, mát. Hiện nay, dúi được bán với giá rất cao và mang lại lợi ích kinh tế lớn cho nhiều hộ nông dân. Bài viết dưới đây, Nông Nghiệp 4K chia sẻ kỹ thuật nuôi dúi sinh sản để có được hiệu quả cao. Mời các bạn cùng tham khảo nhé.
Mục lục
1. Làm chuồng nuôi dúi sinh sản
Chuồng nuôi dúi sinh sản cần mỗi ô chuồng rộng khoảng 50cm, dài 0,8 – 1 m. Thành chuồng phải xây chắc chắn, cao khoảng 70cm. Bên trong tô xi măng thật láng hoặc ốp gạch men, nền bê tông hoặc lát gạch men. Các bạn có thể dùng đệm lót sinh học VBio để khử mùi hôi trong chuồng của chúng. Và giúp ngăn chặn vi sinh vật kí sinh có điều kiện phát triển. Mỗi ô chuồng dùng cho 1 con.
Đối với chuồng nuôi dúi sinh sản các bạn nên chia mỗi ô làm 2 ngăn. Ngăn bên trong được dùng để sinh sản, ngăn bên ngoài làm nơi cho dúi chơi và ăn uống.
Chuồng nuôi phải có mái che mưa, nắng, môi trường sạch sẽ thoáng mát. Vị trí chuồng nuôi dúi sinh sản phải đặt ở nơi yên tĩnh, ít người qua lại. Nếu ở miền Bắc, mùa đông có thể dùng miếng vải hoặc rèm che chuồng để giữ ấm cho dúi.
2.Thức ăn nuôi dúi sinh sản
Thức ăn cho dúi sinh sản chủ yếu là tre, ngô, mía. Ngoài ra các bạn cũng có thể kết hợp thêm một số loại rau, củ, quả, rễ cây, mầm cây, các loại thức ăn hỗn hợp, thức ăn bổ sung khoáng, vitamin như côn trùng, ốc, giun đất,…
Đặc tính của dúi là ăn nhiều vào ban ngày chứ không tập trung vào ban đêm. Vậy nên bạn hãy bỏ thức ăn tươi vào mỗi sáng. Lưu ý, nên ước lượng thức ăn vừa đủ, không để thức ăn quá nhiều để tránh thừa thãi, ôi thiu. Cần cho dúi uống nước. Chén để nước cho dúi nên gắn cố định để khỏi bị đổ nước ra ngoài. Mỗi lần vệ sinh chuồng dúi cần lấy giẻ lau khô chén và thay nước khác. Lúc khát và cần nước thì một con dúi có để uống trong một ngày 1/3 lượng nước của một chén.
3. Chọn giống dúi sinh sản
Để nuôi dúi sinh sản hiệu quả bà con nên chọn con giống được 7 tháng tuổi, khối lượng đạt từ 700 đến 800g. Ngoài ra, các bạn cũng nên chọn giống giữa 2 dòng khác nhau để tránh đồng huyết. Sau khi chọn giống xong cũng nên nuôi riêng.
Phân biệt dúi đực và dúi cái trong quá trình chọn giống cũng chính là một trong những kỹ thuật nuôi dúi sinh sản mà người nuôi bắt buộc phải nắm rõ. Theo đó, bạn có thể áp dụng cách dưới đây để dễ dàng nhận biết hơn.
Đối với dúi đực: Dúi đực thì sẽ có 2 tinh hoàn như chó và không có vú. Chọn dúi đực nên ưu tiên con giống khỏe mạnh, không bị tật, bằng hoặc to hơn dúi cái. Trung bình mỗi con dúi đực có thể phối giống được cho 4 đến 5 con dúi cái.
Đối với dúi cái: Các bạn có thể quan sát phần bụng dưới con dúi sẽ thấy 2 hàng vú ở hai bên bẹ sườn tựa như với heo. Con dúi cái giống được coi là tốt khi có ngoại hình to vừa, không quá nhỏ, bộ lông mượt, hàng vú đều và chạy khỏe.
4. Cách phát hiện dúi động dục
Từ lúc đẻ ra đến khi dúi cái động dục lần đầu là 6 tháng. Nếu nuôi sinh sản trọng lượng khoảng 0,5 – 0,6 kg/con thì dúi đã đẻ được.
Dúi cái động dục có biểu hiện sẽ bỏ ăn hoặc ăn ít, sột soạt tìm kiếm gì đó như tìm con đực. Khi nhấc đuôi dúi lên sẽ thấy bộ phận sinh dục của dúi có màu hồng. Các bạn đưa tay lên vuốt nhẹ nó sẽ lồi ra và có thể ướt. Nếu bắt dúi cái bỏ sang ô dúi đực, dúi cái phát ra tiếng gọi đực đặc trưng. Dúi cái động dục thường chủ động tiến lên phía trước mặt dúi đực. Và lùi đít vào trước mặt dúi đực để được giao phối. Đây là đặc điểm dễ nhận biết nhất đối với người mới chăn nuôi dúi lần đầu.
5. Tiến hành ghép đôi và giao phối
Việc động dục và giao phối là hoàn toàn tự nhiên. Chọn con đực bằng hoặc lớn hơn con cái một chút thả vào chuồng con cái. Quan sát nếu thấy hai con quấn quýt nhau thì để nguyên. Còn nếu thấy con đực và con cái gầm gừ nhau thì đổi con khác. Dúi đực và dúi cái giao phối liên tục cường độ 1,5 – 2 phút lại 1 lần giao phối. Khi giao phối dúi cái thường cong đuôi lên. Sau khi hai con giao phối xong dúi đực và dúi cái cùng liếm bộ phận sinh dục. Đó là biểu hiện của việc giao phối thành công. Còn nếu dúi cái không thực hiện hành động này nghĩa là giao phối thất bại.
Sau 2 ngày giao phối nếu thấy con cái có biểu hiện vú căng, bộ phận sinh dục bắt đầu se lại nghĩa là đã đậu thai. Khi đã giao phối thành công thì tách dúi cái lên ô tổ đẻ. Để dúi đực nghỉ ngơi 7 – 10 ngày tiếp tục cho giao phối dúi cái khác.Với người mới thì việc quan sát này có thể gặp khó khăn. Bạn có thể khắc phục bằng cách để con cái và con đực chung với nhau trong vòng một tuần. Đến khi nào thấy con cái và con đực gầm gừ nhau thì hãy tách riêng.
Nếu không biết dúi cái động dục ngày nào thì có thể bắt dúi cái lần lượt bỏ vào ô dúi đực. Con nào động dục thì nó tự cặp luôn với dúi đực. Con nào không động dục, dúi đực đòi giao phối là dúi cái đẩy ra. Thường xuyên thay đổi dúi cái với dúi đực để có sự mới lạ.
6. Chăm sóc dúi mang thai
Dúi từ lúc sinh đến lúc đẻ khoảng 32 tuần. Mỗi năm chúng sẽ đẻ 2 đến 4 lứa và mỗi lứa từ 2 đến 6 con. Sau 2 đến 3 ngày giao phối các bạn nên đưa dúi đến tổ đẻ để chuẩn bị cho quá trình sinh sản. Cho rơm hay rác mềm vào tổ, khoảng một tháng sau khi ghép đôi thì dúi mẹ sẽ sinh.
Trước khi dúi đẻ các bạn cần dọn rác, phân sạch sẽ trong chuồng. Khi dúi đẻ thì không nên dọn chuồng ngay mà hãy chờ 2 đến 3 ngày và khi dọn cũng không nên động vào ổ dúi. Không thăm tổ đẻ nhiều lần mà hãy để dúi mẹ chủ động chăm sóc cho dúi con 2 tuần tuổi.
Thức ăn cho dúi sinh sản phải đầy đủ. Ngoài cỏ, mía thì các bạn cũng nên cho ăn thêm tinh bột như bắp, khoai lang, men ủ thức ăn chăn nuôi,… chế phẩm men ủ thức ăn trong chăn nuôi là giải pháp hữu hiệu và toàn vẹn nhất. Thay thế kháng sinh và chất lượng tăng trọng mà vẫn đảm bảo năng suất và kinh tế.
Khi dúi con được 45 ngày thì tách khỏi dúi mẹ để chuẩn bị đẻ lứa sau. Sau khi tách con thì nên ngừng cho dúi mẹ ăn một ngày. Và sau 3 ngày hãy kiểm tra và ghép đôi lại với dúi đực.
7. Bệnh và cách phòng ngừa khi nuôi dúi sinh sản
Để phòng ngừa bệnh cho dúi, chuồng trại phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát, tránh mưa tạt, gió lùa, nắng nóng và không cần ánh sáng trực tiếp… Con dúi là động vật hoang dã, mới được thuần hóa, sức đề kháng rất mạnh nên ít bệnh tật. Tuy nhiên, dúi thường vẫn bị một số bệnh thông thường như bệnh ký sinh trùng ngoài da, bệnh đường ruột…
- Bệnh đường ruột: Thường do phẩn phần thức ăn cung cấp không đầy đủ thành phần và giá trị dinh dưỡng nên dúi có thể bị tiêu chảy. Khi dúi gặp bệnh đó, ta có thể dùng thuốc điều trị tiêu chảy hoặc bổ sung thêm thức ăn, nước uống đắng, chát như ổi xanh, cà rốt, rễ cau, rễ dưa… để phòng bệnh tiêu chảy, không nên sử dụng các loại thức ăn hôi thối, ẩm mốc, khẩu phần thức ăn phải phong phú và đa dạng.
- Bệnh ký sinh trùng ngoài da: Do ve, mò cắn nên ghẻ lở, ta có thể dùng thuốc kháng sinh bôi hoặc dúi tự liếm cũng có thể khỏi. Để phòng bệnh, các bạn nên định kỳ vệ sinh sát trùng, tẩy uế chuồng trại và xung quanh 1-2 lần/tháng.
> Xem thêm: Nông nghiệp sạch là gì? Tầm quan trọng và giải pháp phát triển
>> Xem thêm: Bà bầu ăn rau xà lách được không? có tốt cho thai nhi không?